Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng đối với người cần kiểm soát cholesterol th́ việc ăn trứng hay kiêng trứng luôn là vấn đề nhận được nhiều quan tâm.
1. Ăn trứng có tốt cho sức khỏe không?
Với khoảng 78 calo mỗi quả, trứng là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất hiệu quả. Một quả trứng lớn chứa khoảng 6g protein. Trứng cũng là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng khác, bao gồm vitamin D (hỗ trợ sức khỏe xương và hệ miễn dịch) và choline (giúp trao đổi chất và chức năng gan cũng như sự phát triển năo bộ của thai nhi).
Ḷng đỏ trứng là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin đáng kể, được chứng minh là làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây mù ḷa ở những người từ 55 tuổi trở lên.
Nhưng ḷng đỏ trứng cũng được biết đến với hàm lượng cholesterol cao. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là cholesterol khiến trứng trở thành một lựa chọn có hại. Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng trứng giàu chất dinh dưỡng và ăn một quả trứng mỗi ngày như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho những người khỏe mạnh là điều hợp lư. Đồng thời không cần thiết phải loại bỏ trứng hoàn toàn khỏi danh sách thực phẩm của những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Vai tṛ của cholesterol trong chế độ ăn uống
Cholesterol trong máu - bao gồm HDL "tốt" và LDL "xấu" - là một trong những thước đo thiết yếu về sức khỏe tim mạch được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ xác định. Một chế độ ăn nhiều chất béo băo ḥa có thể dẫn đến mức cholesterol LDL cao và hơn nữa dẫn đến sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch. Điều này hạn chế lưu lượng máu và có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Cholesterol được t́m thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Theo tư vấn khoa học năm 2019 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về cholesterol trong chế độ ăn uống và nguy cơ tim mạch th́: thịt, trứng, bơ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo là những nguồn cholesterol chính. Nó đặc biệt có nhiều trong các loại thịt đă qua chế biến như: xúc xích, bánh ḿ kẹp thịt hoặc các loại thực phẩm tương tự. Cholesterol cũng có thể được t́m thấy trong các món nướng làm từ trứng, bơ hoặc kem.
Mặc dù cholesterol trong chế độ ăn uống từng được coi là tác nhân gây ra bệnh tim, nhưng tư vấn khoa học năm 2019 cho biết các nghiên cứu nh́n chung không ủng hộ mối liên quan giữa cholesterol trong chế độ ăn uống và nguy cơ tim mạch.
Các nghiên cứu gần đây đă khám phá việc ăn trứng có thể tác động như thế nào đến cholesterol trong máu và kết quả sức khỏe ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim. Những nghiên cứu này cho thấy lợi ích tiềm tàng của trứng khi trở thành một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho những người có yếu tố nguy cơ tim mạch.
3. Nên ăn trứng như thế nào là phù hợp?
Thông tin mới nhất về cholesterol trong chế độ ăn uống của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, trong hơn nửa thế kỷ, các nhà khoa học đă tranh luận về vai tṛ của cholesterol trong chế độ ăn uống lành mạnh. Bởi v́ nó thường liên quan đến chất béo băo ḥa nên việc hạn chế cholesterol trong chế độ ăn uống, đặc biệt là bằng cách hạn chế tiêu thụ trứng, dường như có lợi cho những nỗ lực về sức khỏe tim mạch.
Gần đây hơn, việc tích lũy dữ liệu đă khiến các nhà nghiên cứu mở rộng suy nghĩ của họ về mức độ cholesterol trong chế độ ăn uống và trứng phù hợp với mô h́nh ăn uống lành mạnh như thế nào?
Giáo sư Linda Van Horn, Trưởng bộ phận Dinh dưỡng, Khoa Y tế dự pḥng tại Trường Y khoa Feinberg của Đại học Northwestern (Chicago) cho biết, một quả trứng lớn chứa khoảng 200mg cholesterol. V́ vậy, việc ăn không quá hai hoặc ba ḷng đỏ mỗi tuần được coi là phù hợp. Ḷng trắng trứng không có nhiều cholesterol.Theo Giáo sư Linda Van Horn, nếu mức cholesterol xấu LDL của bạn thấp, th́ việc ăn một vài quả trứng mỗi tuần được coi là có thể chấp nhận được, tùy thuộc vào hàm lượng tổng thể của chế độ ăn.
Đối với những người có mức cholesterol LDL cao nên cân nhắc việc giảm nguồn chất béo băo ḥa và cholesterol trong chế độ ăn uống, bởi v́ chúng đều được coi là có nhiều khả năng góp phần h́nh thành mảng bám động mạch.
Cách tốt nhất là nên tập trung thực hiện chế độ ăn lành mạnh với việc ăn nhiều thực phẩm thực vật hơn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi; kết hợp ăn nhiều cá hơn, hạn chế calo và hoạt động thể chất thường xuyên, Giáo sư Linda Van Horn nhấn mạnh.
|