So với trứng tươi thì trứng muối sau một thời gian dài ngâm muối, cấu trúc đạm của trứng muối đã bị phá hủy, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng muối không còn phong phú.
Trứng muối là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, được nhiều gia đình yêu thích và đặc biệt không thể thiếu để làm nhân bánh Trung thu. Nhờ vào quá trình chế biến, hàm lượng canxi từ vỏ trứng được hòa tan vào trong, vì thế trứng muối được xem là loại chứa nhiều canxi nhất trong các loại trứng.
Ảnh minh họa
Trứng muối rất giàu protein, chất này sẽ dần phân hủy thành các axit amin trong quá trình muối, ngoài tác dụng giúp trứng muối có hương vị đậm đà hơn, cơ thể cũng dễ hấp thụ hơn. Ngoài ra, do ảnh hưởng của quá trình muối, hàm lượng muối trong quá trình muối trứng tăng lên khiến hàm lượng muối vô cơ trong trứng cũng tăng theo.
Tuy nhiên, xét theo hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng natri trong mỗi 100 gam trứng vịt muối cao tới 2700 mg, nếu ăn 100 gam. Nếu thường xuyên ăn uống như vậy chắc chắn sẽ phá hủy sự cân bằng trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như cao huyết áp, bệnh thận,… rất có hại cho sức khỏe.
3 tác dụng phụ bất lợi của trứng muối với sức khỏe
Lượng muối cao
Trứng vịt muối tuy ngon nhưng không phù hợp với người có lượng đường trong máu cao. Vì trong quá trình chế biến, trứng vịt hấp thụ rất nhiều muối. Lượng muối quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta và làm tăng lượng đường trong máu.
Nguy cơ nhiễm độc
Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng bạn không nên ăn nhiều trứng muối vì trong quá trình chế biến, trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì ôxy hóa để ủ trứng. Đặc biệt, hàm lượng chì nếu thẩm thấu vào cơ thể vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây nên các hiện tượng đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới gan, thận…
Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu canxi trong cơ thể. Nếu hàm lượng chì này tồn tại một thời gian dài trong cơ thể người sẽ gây nên hiện tượng thiếu canxi-nguyên nhân của bệnh loãng xương.
Hàm lượng cholesterol cao
Cholesterol trong trứng vịt muối cao, mỗi quả trứng vịt muối chứa 619 miligam cholesterol, cao hơn gấp hai lần so với giới hạn tiêu thụ hằng ngày được khuyến nghị. Vì vậy trứng muối không thích hợp cho người bị mỡ máu cao, tiểu đường, thừa cân, béo phì và tim mạch và cao huyết áp.
Ăn trứng muối bao nhiêu là đủ?
Trứng muối thường có hàm lượng muối cao, tương tự như dưa muối nên chỉ thích hợp khi ăn kèm với thực phẩm khác như làm nhân bánh, ăn kèm với cháo...
Mặc dù là thực phẩm tốt nhưng trứng muối không thích hợp với phụ nữ có thai, người già và trẻ nhỏ. Những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não, cao huyết áp, mỡ máu cao... tốt nhất không nên ăn.
Với người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn 1-2 quả một tuần để đảm bảo sự cân bằng cho cơ thể. Lưu ý, nếu đã ăn trứng muối thì cần ăn ít các thực phẩm có hàm lượng muối cao và gia vị chứa natri khác, đồng thời uống nhiều nước hơn sau khi ăn.