Trong hàng trăm năm qua, các cơn bão đều được đặt tên theo ngày tháng. Bão đôi khi còn được gọi bằng tên của nơi chúng tấn công.
Hàng loạt cơn bão đã và đang đổ bộ vào khu vực châu Á khiến nhiều quốc gia rơi vào tình cảnh mưa lớn, lũ lụt diện rộng. Thường ở nước ta, các cơn bão sẽ được đánh số thứ tự nhưng chúng lại có tên quốc tế riêng, chẳng hạn như cơn bão Great Galveston đã đổ bộ vào vùng Galveston, Texas năm 1900, khiến khoảng 8.000 người thiệt mạng. Cơn bão sẽ được đặt tên khi đạt đến một sức gió tối đa, đạt ít nhất từ 39 dặm, tương đương 62,76 km/giờ, khiến nó trở thành cơn bão nhiệt đới.
Các cơn bão nhiệt đới vẫn giữ nguyên tên của chúng nếu chúng tiến triển thành bão cuồng phong với sức gió duy trì ít nhất 74 dặm, tương đương 119 km/giờ.
Mùa bão tại Đại Tây Dương năm 2023 bắt đầu vào ngày 1/6, với cơn bão đầu tiên trong danh sách được đặt tên là Arlene và cơn bão cuối cùng là Whitney. Danh sách tên được luân chuyển 6 năm một lần, có nghĩa là những tên bão này sẽ được sử dụng lại vào năm 2029.
Tên bão ở Thái Bình Dương cũng theo cùng một hệ thống, nhưng tên được bắt đầu bằng các chữ cái X, Y và Z. Tên các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương và biển Đông được lấy luân phiên từ danh sách do các quốc gia trong khu vực đề xuất. Ví dụ như cơn bão Saola vừa đổ bộ tuần trước là do Việt Nam đề xuất cái tên này.
Các tên của bão sẽ được đặt xen lẽ giữa tên nữ và nam, đều có nguồn gốc từ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Pháp để phù hợp với vị trí địa lý của vùng biển. Trong trường hợp đã đặt hết tên theo nguyên tắc này, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) sẽ sử dụng tên từ danh sách bổ sung.
Nếu một cơn bão đặc biệt nguy hiểm hoặc gây thiệt hại nặng nề, WMO sẽ rút lại tên của nó và thay thế bằng một tên khác.
Việc đặt tên bão bổ sung từng được sử dụng bằng bảng chữ cái Hy Lạp. Tuy nhiên, quy định này bị bãi bỏ vào năm 2021 với lý do khó phát âm với một bộ phận người dân và cách làm này cũng không thực sự tập trung vào tác động của cơn bão.
VietBF@ sưu tập
|