Do thói quen ăn uống, tiếp xúc gần gũi, hai vợ chồng có thể cùng mắc bệnh ung thư giống nhau.
Các bác sĩ đưa ra khái niệm "ung thư vợ chồng" chỉ t́nh trạng, nếu vợ hoặc chồng mắc ung thư, th́ sau một thời gian, nửa kia cũng phát hiện bị mắc bệnh tương tự. Các chuyên gia cho rằng, lư do chính là các đôi sống chung có cùng thói quen ăn uống, cùng sống trong một môi trường. Ngoài ra, một số bệnh có thể lây lan qua những hành vi thân mật.
Dưới đây là 5 loại ung thư dễ xuất hiện ở cả hai vợ chồng:
Ung thư dương vật - ung thư cổ tử cung
Nếu người chồng mắc bệnh ung thư dương vật, một số lượng lớn virus gây nên căn bệnh này có thể được chuyển đến các cơ quan sinh sản nữ thông qua quan hệ. Từ đó dẫn đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở người vợ.
Ung thư phổi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen hút thuốc lá là yếu tố chính dẫn đến bệnh ung thư phổi, chiếm đến 90% ca mắc bệnh. Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hóa học, trong đó có 60 chất được xếp vào loại gây ung thư.
Những người hút thuốc lá thường chỉ hít phải 10% khói thuốc vào phổi, 90% c̣n lại sẽ khuếch tán trong môi trường, gây ô nhiễm không khí trong nhà, khiến người thân như vợ và con trở thành đối tượng hút thuốc thụ động, tăng nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, môi trường sống chung cũng là một trong những yếu tố gây ung thư, chẳng hạn như khói bếp, hóa chất c̣n sót lại trong quá tŕnh trang trí nhà cửa, ô nhiễm không khí... tất cả đều có thể trở thành yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Khi một cặp vợ chồng cùng hít thở chung bầu không khí ô nhiễm, th́ chắc chắn nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng sẽ cùng nhau tăng lên.
Ung thư dạ dày
Có hai yếu tố chính gây ung thư dạ dày ở một cặp vợ chồng. Yếu tố phổ biến nhất là thói quen ăn uống. Ví dụ, cả hai vợ chồng đều thích ăn đồ nhiều muối, chiên, nướng, chế biến sẵn. Trong những thực phẩm này có chứa chất gây hại cho dạ dày, chất gây ung thư như nitrosamine, benzobenzene, acrylamide.
Yếu tố thứ hai là sự lây truyền của vi khuẩn HP. Nếu một trong hai vợ chồng bị nhiễm vi khuẩn này và ăn uống chung, vi khuẩn sẽ truyền từ người nhiễm sang cho đối phương.
Ung thư ruột
Những yếu tố gây ung thư ruột trên cả hai vợ chồng tương tự như ung thư dạ dày, liên quan đến thói quen ăn uống kém chất lượng. Ăn một lượng lớn thịt đỏ hoặc thực phẩm nhiều dầu, lượng muối cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.
Sử dụng lâu dài thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu làm tăng gánh nặng đường ruột, gây ra các vấn đề như táo bón và béo ph́.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa một trong hai vợ chồng bị ung thư, người kia cũng sẽ mắc ngay bởi thể chất, khả năng miễn dịch, gene… của mỗi người là khác nhau.
Bệnh ung thư gan
Phần lớn bệnh nhân ung thư gan là do tiến triển từ viêm gan virus B ( chiếm khoảng 80%), khoảng 5% bệnh nhân ung thư gan được xác định là do virus viêm gan C gây nên... Chính v́ vậy có thể thấy, căn bệnh này chủ yếu liên quan đến virus.
Đáng nói, virus viêm gan B và C có thể lây lan thông qua quan hệ t́nh dục, sử dụng chung vật dụng cá nhân... Chính v́ thế, nếu một trong 2 vợ chồng nhiễm loại virus này th́ rất dễ truyền bệnh cho người c̣n lại.
Người bệnh viêm gan B măn tính nếu không được điều trị khoa học, áp dụng chế độ ăn uống hợp lư th́ sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
Cách pḥng ngừa ung thư cặp vợ chồng
Như đă nói ở trên, hầu hết các cặp vợ chồng sống chung đều có thể mắc cùng 1 loại bệnh do thói quen sinh hoạt, lối sống và môi trường gây nên. Bởi vậy, để pḥng ngừa, các cặp vợ chồng cần làm những việc sau:
- Thay đổi lối sống không khoa học, duy tŕ chế độ ăn uống lành mạnh: Giảm thịt, ăn nhiều trái cây, rau quả và thực phẩm giàu cellulose.
- Kiểm soát cân nặng.
- Không ăn thực phẩm nấm mốc và thức ăn thừa để lâu ngày.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Bỏ hút thuốc lá và chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh (nếu có).
VietBF@ Sưu tập