Đi bộ, yoga, đạp xe khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần, hỗ trợ điều chỉnh đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Tập thể dục giúp giảm cân nặng, huyết áp và lượng đường trong máu, cải thiện giấc ngủ. Người lớn tuổi bị tiểu đường thường gặp vấn đề về xương khớp như loăng xương, viêm. Những bài tập nặng, dùng nhiều sức lực có thể không tốt. Bài tập nhẹ nhàng, động tác đơn giản phù hợp hơn, dưới đây là gợi ư 5 bài tập.
Đi bộ
Đi bộ nhẹ nhàng ít dùng lực hơn so với chạy bộ. Đi bộ trên máy, đi bộ quanh nhà, đi dạo sau bữa ăn... phù hợp với người bệnh tiểu đường cao tuổi. Theo nghiên cứu năm 2022 của Đại học Limerick (Ireland), đường huyết sau ăn có xu hướng tăng, đi bộ giảm lượng đường trong máu.
Yoga
Bài tập nhẹ nhàng, sử dụng trọng lượng cơ thể để tăng cường sức mạnh cho nhiều loại cơ. Các động tác yoga cải thiện tính linh hoạt, khả năng vận động cho người lớn tuổi và người bệnh tiểu đường có biến chứng thần kinh. Bạn có thể tham gia lớp học yoga có huấn luyện viên hướng dẫn.
Tập yoga hỗ trợ kiểm soát tiểu đường. Ảnh: Freepik
Đạp xe
Đạp xe giúp tăng cường sức mạnh, săn chắc các cơ, cải thiện sức khỏe tim mạch cho người bệnh tiểu đường. Có thể đạp xe ngoài trời hoặc trong nhà nếu lo ngại té ngă khi lớn tuổi. Trước khi luyện tập, cần hỏi ư kiến bác sĩ về cường độ, thời gian, tác động đến tim mạch, huyết áp.
Bơi lội
Các bài tập dưới nước như bơi lội, thể dục nhịp điệu giảm áp lực lên các khớp. Người tiểu đường có vấn đề về xương khớp như cứng khớp, đau khớp có thể bơi lội để tăng cường sức mạnh, chức năng cơ bắp.
Bài tập rèn luyện sức chịu đựng
Squat, chống đẩy, plank... rèn luyện sức chịu đựng, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Theo Viện Quốc gia về Bệnh viêm khớp, Cơ xương và Da Mỹ, bài tập rèn luyện sức chịu đựng c̣n góp phần củng cố xương, ngăn ngừa vấn đề về xương khớp liên quan đến tiểu đường,
Người bệnh nên tham khảo ư kiến bác sĩ trước khi chọn môn thể thao để tránh chấn thương, tác động xấu tới sức khỏe. Nên tập với cường độ thấp đến trung b́nh, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần.