Báo New York Times (Mỹ) cho biết, giao dịch đồng ruble của Nga chạm mức thấp nhất trong 16 tháng so với đồng USD, làm dấy lên lo ngại của nước này về sự gia tăng của lạm phát.
Ngân hàng Trung ương Nga đă thực hiện các biện pháp để ổn định tiền tệ, trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine mang lại nhiều biến động trong tài chính.
Đồng ruble suy yếu, ngân hàng hành động
Đồng ruble suy yếu gần đạt tỷ giá hối đoái 100 ruble đổi 1 USD vào đầu tuần trước. Giá trị của đồng tiền giảm khoảng 25% kể từ đầu năm khiến ruble trở thành đồng tiền hoạt động kém nhất trong năm nay, Business Insider đánh giá.
Sự sụt giảm đă khiến Ngân hàng Trung ương Nga hôm 10/8 tạm dừng mua ngoại tệ tới cuối năm để giảm bớt biến động.
The New York Times nhận định, động thái này cho thấy nền kinh tế của Nga đang thay đổi đáng kể, thách thức các nhà hoạch định tài chính của Moscow - những người đă phản ứng nhanh nhạy trước những cú sốc vào thời điểm ngay sau chiến sự. Thâm hụt ngày càng lớn, và xuất khẩu ngày càng hạn chế đă phá vỡ trạng thái cân bằng của kinh tế Nga.
Ngân hàng Trung ương đă dự báo lạm phát ở Nga từ mức 5 đến 6,5% trong năm nay. Dữ liệu chính thức được công bố vào hôm 9/8 cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm của Nga tăng, đạt mức 4,3% trong tháng 7.
Khách hàng tại một cửa hàng McDonald ở Nga hồi tháng 6. Ảnh: AP
Alexandra Prokopenko, học giả tại Trung tâm Âu-Á Carnegie Nga và là cựu quan chức Ngân hàng Trung ương Nga, cho biết: "Tỷ giá hối đoái của đồng ruble chỉ là một chỉ báo. Chỉ số này đang cảnh báo rằng nền kinh tế đang rất kém cân bằng và hăy hành động trước khi t́nh h́nh tệ hơn."
Hiện chưa rơ động thái tạm dừng mua ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga vào hôm 10/8 sẽ hỗ trợ đồng ruble đến mức nào.
Janis Kluge, nhà nghiên cứu về nền kinh tế Nga tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế của Đức, cho biết: "Động thái này mang lại lợi ích nhưng không phải là thứ sẽ thay đổi cuộc chơi."
Để giảm thiểu tác động tới đồng tiền của ḿnh, Ngân hàng Trung ương Nga cũng đă tung ra phiên bản kĩ thuật số của đồng ruble. Đồng ruble kĩ thuật số sẽ được thử nghiệm với một số khách hàng trên 13 ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Nga đặt mục tiêu tung ra loại tiền này để sử dụng rộng răi vào năm 2025.
Người Nga ồ ạt bán USD và Euro
Trước động thái tỷ giá hối đoái của đồng ruble giảm so với các ngoại tệ, nhiều người Nga đă ồ ạt bán bớt USD và Euro. Theo cơ quan quản lư, từ đầu tháng 7, người Nga bắt đầu bán ngoại tệ. Họ đă bán ra số ngoại tệ trị giá 450 triệu USD trong tháng.
Đồng ruble đă suy yếu so với các đồng tiền phương Tây trong vài tháng. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng xu hướng này là do những thay đổi trong cán cân thương mại của Moscow trong bối cảnh áp lực trừng phạt của phương Tây và nhu cầu ngoại tệ mạnh trong mùa hè.
Vào đầu tháng 6, đồng USD được định giá khoảng 80-81 ruble và đến tháng 7 là khoảng 89 ruble. Tỷ giá đạt đỉnh vào ngày 6/7, khi lần đầu tiên kể từ tháng 3/2022, 1 USD đổi được 93 ruble.
Xu hướng nói trên tiếp tục trong tháng 8 và ngày 9/8, 98 ruble mới đổi được 1 USD. Đến hôm nay 14/8, RT (Nga) cho hay đồng ruble đă rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 3/2022 với 1 USD đổi 101 ruble.
Trong khi đó, cơ quan quản lư cho biết thị trường tiền tệ giao dịch trao đổi của Nga tiếp tục quay lưng lại với đồng USD và đồng euro để hướng tới đồng tiền của các quốc gia thân thiện, hoặc những quốc gia chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.
Chẳng hạn, tỷ trọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trên thị trường đă tăng từ 39,8% trong tháng 6 lên 44,0% trong tháng 7, đây là mức cao kỷ lục mới đối với Nga, ngân hàng cho biết. Trong khi đó, tỷ trọng của đồng euro và đồng USD đă giảm từ 58,8% trong tháng 6 xuống c̣n 54,4% vào tháng 7.
Kinh tế đi trên "tàu lượn siêu tốc"
New York Times nhận định, kinh tế Nga đă đi trên "tàu lượn siêu tốc" kể từ chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cấm vận dữ dội từ phương Tây và một cuộc "tháo chạy" của vốn và tài sản được cho là khiến nước này rơi vào khó khăn. Đồng ruble hiện mất gần một nửa giá trị so với mức cao nhất của năm ngoái.
Động thái của Ngân hàng Trung ương Nga hôm 10/8 đánh dấu lần thứ hai kể từ tháng 2/2022, Nga buộc phải từ bỏ chính sách mua và bán ngoại tệ thường xuyên để bảo vệ nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng trước những biến động của giá dầu.
Các quan chức Nga vẫn nêu ra triển vọng tăng trưởng của đất nước, tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng phần lớn sản lượng kinh tế đang được thúc đẩy bởi chi tiêu công. Chi tiêu này được cho là sẽ làm tăng lạm phát và có khả năng gây ra suy thoái kinh tế.
Bà Prokopenko nhận định: "Nga đang thúc đẩy nền kinh tế nhờ nhu cầu của nhà nước. Đây là một loại 'đường' cho nền kinh tế. V́ vậy mà khi động lực này dừng lại, nó sẽ gây ra cú sốc lớn."
VietBF@ Sưu tập