Nước mía là thức uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè, vậy mắc bệnh gì không nên uống nước mía?
Nước mía là thức uống được nhiều người yêu thích. Nước mía thơm ngon, bổ dưỡng nhưng một số người lại được khuyến cáo không nên uống nước mía. Vậy, mắc bệnh gì không nên uống nước mía?
Tác dụng của nước mía với sức khỏe
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá... vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của nước mía với sức khỏe như sau:
Nước mía chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu: các thành phần chính trong nước mía chủ yếu là canxi, đường saccaro, kẽm, crôm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), chất chống oxy hóa, phytonutrient, chất xơ hòa tan và protein cần thiết khác. Các dưỡng chất này đặc biệt có lợi cho dạ dày, thận, tim, mắt và đường ruột. Bên cạnh đó nó giúp giảm cân, giảm sốt, ngăn ngừa nguy cơ ung thư, hạ cholesterol xấu và thanh lọc thận;
Công dụng chống táo bón, ngăn ngừa sỏi thận: với lượng nước dồi dào nước mía giúp phòng ngừa và loại bỏ sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận. Ngoài ra nếu bạn đang bị táo bón hoặc mắc bệnh về dạ dày, uống nước mía sẽ cung cấp thêm nhiều kali thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn;
Nước mía giúp điều chỉnh đường huyết: mặc dù nước mía chứa nhiều đường nhưng nếu bệnh nhân bị tiểu đường dùng thức uống này với mức độ hợp lý thì có thể kiểm soát được lượng đường huyết, ngăn chỉ số đường huyết tăng vọt hoặc hạ thấp quá nhanh.
Chống lão hóa: flavonoid, chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic chứa trong nước mía sẽ giúp đem lại một làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Những chất này có tác dụng giảm thiểu các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da;Thải độc gan: hợp chất phenolic và flavonoid chứa trong nước mía có chức năng chống ung thư, kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa và ngăn ngừa dị ứng. Vì vậy ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nên uống nước mía thường xuyên để cải thiện tình trạng viêm gan và điều chỉnh sắc tố da.
Mắc bệnh gì không nên uống nước mía?
Tuy nước mía mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng có có một số người mắc các bệnh dưới đây được khuyến cáo không nên uống nước mía:
- Người có hệ tiêu hóa kém: Do tính hàn lương và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
- Người đang sử dụng thuốc: không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
Trên đây là những bệnh không nên uống nước mía, nếu bạn thuộc nhóm người trên hãy tránh xa nước mía nhé.
|