Khai quật mộ cổ gần 2.200 năm tuổi, chuyên gia bất ngờ t́m thấy vật thể lạ có h́nh dáng và kích thước rất giống một "chiếc điện thoại iPhone". Phải chăng "chiếc điện thoại iPhone" đă xuyên không về thời điểm 2.200 năm trước?
Vật thể lạ giống iPhone trong mộ cổ
Theo tờ Siberian Timesđưa tin, vào năm 2016, một nhóm khảo cổ học đang thực hiện nghiên cứu ở vùng núi Tuva, giáp biên giới với Mông Cổ đă t́m thấy một vật thể lạ. Địa điểm t́m thấy vật thể lạ này là nghĩa địa Ala-Tey ở nước Cộng ḥa Tuva (một chủ thể Liên bang của Nga).
Kỳ lạ là vật thể này có h́nh dáng và kích thước rất giống với một chiếc điện thoại iPhone. Thứ này được đặt trong ngôi mộ của một người phụ nữ. Các chuyên gia khảo cổ đặt tên cho người phụ nữ này là "Natasha". C̣n vật thể lạ t́m thấy trong mộ của cô được gọi là "điện thoại iPhone của Natasha".
Từ những đồng tiền Ngũ Thù được t́m thấy trong ngôi mộ, các chuyên gia khảo cổ đă xác định được "chiếc điện thoại iPhone" xuất hiện từ thời Hung Nô. Nó có niên đại gần 2.200 năm tuổi. Nó được làm từ một vật liệu có màu đen xám, bên trên có đính nhiều loại đá quư như ngọc lam, hồng ngọc và xà cừ. Vật thể giống điện thoại iPhone này có h́nh chữ nhật, kích thước 18 x 9 cm. Thế nhưng, những chiếc điện thoại iPhone chỉ ra mắt vào năm 2007. Vậy vật thể được t́m thấy trong mộ cổ này có phải một chiếc iPhone "xuyên không" không?
.
Nhờ đồng xu Ngũ Thù trong ngôi mộ, các nhà khảo cổ đă xác định được "chiếc điện thoại iPhone" có niên đại gần 2.200 năm tuổi. (Ảnh: Siberian Times)
Thế nhưng, mặc dù trông hệt như một chiếc điện thoại iPhone nhưng vật thể lạ đó là một mặt khóa trên một chiếc thắt lưng. Những người phụ nữ ở thời điểm cách đây gần 2.200 năm thường sử dụng chiếc thắt lưng có khóa mặt đá màu đen như vậy. Theo tiến sĩ Pavel Leus, trưởng nhóm khảo cổ th́: "Việc khai quật Natasha cùng với một 'chiếc điện thoại iPhone' thời Hung Nô là một trong những khám phá thú vị nhất ở địa điểm này."
Bên trong ngôi mộ cổ c̣n có nhiều vật thể khác, trong đó có những chiếc nồi bằng đất nung.
Địa điểm t́m thấy "chiếc iPhone cổ đại" có ǵ đặc biệt?
Địa điểm phát hiện ra chiếc điện thoại iPhone hơn 2.000 năm tuổi được xác nhận là thuộc khu vực Ala – Tey. Địa điểm này c̣n được gọi là "Atlantis của Nga". Nó tọa lạc dưới đáy Sayan, một hồ chứa nước lớn được tạo thành do hoạt động của nhà máy thủy điện Sayano-Shushenskaya. Hồ chứa nước này có diện tích hơn 620 km vuông. Nhưng vào mùa hè, nước ở đây sẽ rút cạn để lộ ra phần đất như một sa mạc rộng lớn.
Khu vực phát hiện ra ngôi mộ của người phụ nữ và vật thể giống chiếc iPhone được gọi là "Atlantis của Nga". (Ảnh: Siberian Times)
Vào mùa hè, khi nước rút đi trong khoảng vài tháng, các nhà khoa học có thể tận dụng để tiếp cận nhiều báu vật có từ thời đại đồ đồng cho tới thời Thành Cát Tư Hăn. Có tới 110 ngôi mộ xuất hiện trên ḥn đảo ở hồ chứa nước ở khu vực Ala-Tey. Một địa điểm khác có tên Terezin trong khu vực này có ít nhất 32 ngôi mộ và gần bờ hơn.
Tiến sĩ Marina Kilunovskaya từ Viện Văn hóa Lịch sử Vật chất St Petersburg cho biết địa điểm này là nơi ẩn chứa nhiều bí ẩn về khoa học. Các ngôi mộ của những người du mục giàu có được chôn ở đây thường ch́m trong nước ở độ sâu 17 m.
Việc t́m thấy ngôi mộ của Natasha cùng "chiếc điện thoại iPhone" không phải là khám phá đầu tiên của các nhà khảo cổ. (Ảnh: Siberian Times)
Việc t́m thấy ngôi mộ của Natasha cùng "chiếc điện thoại iPhone" không phải là khám phá đầu tiên của các nhà khảo cổ. Trước đó, họ từng phát hiện ra 2 bộ xương có tuổi đời lớn hơn tại khu nghĩa địa Ala – Tey.
Một trong số 2 bộ xương được gọi là "Người đẹp ngủ trong rừng" bởi người phụ nữ này được mặc một chiếc áo lụa rất đẹp khi chôn. Ban đầu, các nhà khảo cổ cho rằng bà là một nữ tu sĩ nhưng khi nghiên cứu các dụng cụ trong ngôi mộ, họ nhận thấy bà là một nhà thiết kế đồ da.
T
uy nhiên, các nhà khảo cổ cho rằng việc t́m thấy Natasha và thứ giống iPhone là khám phá thú vị nhất từ trước đến nay. (Ảnh: Siberian Times)
Bộ xương thứ 2 được xác định là của một người thợ dệt được chôn cùng với máy dệt vải của ḿnh. Toàn bộ khu vực này được xem là địa điểm chôn cất cổ đại từ thời đồ đồng đến thời Thành Cát Tư Hăn.
VietBF@ sưu tập