Các yếu tố như hormone, lăo hóa và lối sống có thể khiến giọng nói của con người thay đổi theo thời gian.
Vừa qua, Elton John đă lập kỷ lục tại lễ hội âm nhạc Glastonbury cho màn biểu diễn có nhiều lượt xem trực tuyến nhất trên đài BBC. Huyền thoại âm nhạc 76 tuổi thể hiện các ca khúc tiêu biểu suốt hơn 60 năm sự nghiệp. Tuy nhiên, những người theo dơi âm nhạc Elton trong nhiều thập kỷ sẽ nhận thấy giọng hát của ông thay đổi nhiều đến thế nào, không chỉ v́ ca phẫu thuật loại bỏ polyp thanh quản được thực hiện năm 1980.
Thay đổi giọng nói hoặc giọng hát khi già đi là hiện tượng thường thấy ở nhiều người. Bên cạnh lăo hóa, c̣n nhiều yếu tố khác khiến giọng nói con người trầm hoặc khàn hơn ở độ tuổi cao.
Hormone
Cổ họng con người có một bộ phận là dây thanh đới để tạo ra giọng nói, nằm trong thanh quản. Khi không khí đi từ phổi đến thanh quản, dây thanh đới rung lên và tạo ra âm thanh. Các dây thanh đới gồm ba phần chính: cơ vocalis, dây chằng thanh âm và màng nhầy (chứa các tuyến) để bao phủ chúng. Cấu tạo này giữ cho bề mặt dây thanh đới không bị tổn thương.
Ngoài ra, thanh quản có 7 cơ khác, có thể giúp thay đổi vị trí và độ căng dây thanh đới, tác động đến giọng nói. Trước tuổi dậy th́, dây thanh đới không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên đến độ tuổi này, hormone phát huy tác dụng, thay đổi cấu trúc dây thanh đới, khiến phần yết hầu của nam giới nổi bật hơn. Sau tuổi dậy th́, dây thanh đới của nam giới dài khoảng 16 mm, ở nữ giới dài khoảng 10 mm. Dây thanh đới của phụ nữ mỏng hơn 20-30% sau tuổi dậy th́, khiến phụ nữ có giọng cao hơn nam giới.
Kể cả khi con người đă trưởng thành, hormone vẫn có thể ảnh hưởng đến giọng nói. Ví dụ, giọng nói của phụ nữ thay đổi tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Chất lượng giọng nói tốt nhất là ở giai đoạn rụng trứng, do các tuyến tiết ra nhiều chất nhầy nhất, giúp dây thanh đới hoạt động hiệu quả hơn trong thời kỳ này.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai hàng ngày ít khi thay đổi chất lượng giọng nói, v́ thuốc làm ngưng rụng trứng. Mặt khác, nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn tiền kinh nguyệt sẽ khiến dây thanh đới trở nên cứng hơn. Đây là lư do vào những năm 1960, các ca sĩ Opera sẽ có "ngày phép" để bảo vệ dây thanh đới. V́ dây thanh đới của phụ nữ mỏng hơn nam giới, các nữ ca sĩ cũng dễ tổn thương thanh quản hơn.
Giọng nói thay đổi khi con người già đi. Ảnh: Freepik
Vấn đề lăo hóa
Giống với các bộ phận trên cơ thể, dây thanh đới cũng lăo hóa. Những thay đổi này nhỏ, khiến nhiều người không chú ư. Khi con người già đi, hàm lượng khoáng chất trong thanh quản tăng, khiến dây thanh đới cứng hơn, có cấu trúc giống với xương thay v́ sụn như ban đầu. Sự thay đổi bắt đầu xảy ra từ tuổi 30, đặc biệt ở nam giới, khiến dây thanh đới kém linh hoạt. Các cơ cho phép thanh âm di chuyển cũng bắt đầu hao ṃn khi con người già đi. Dây chằng và mô nâng đỡ mất tính đàn hồi.
Ngoài ra, chức năng phổi của con người cũng suy giảm, làm giảm sức mạnh luồng khí đẩy ra khỏi phổi để tạo âm thanh. Số lượng tuyến tạo chất nhầy cũng giảm, kiến việc kiểm soát dây thanh đới khó khăn hơn.
Yếu tố lối sống
Mọi người già đi với tốc độ gần giống nhau, nhưng yếu tố lối sống có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thanh đới, từ đó làm thay đổi giọng nói theo thời gian.
Ví dụ, hút thuốc lá gây viêm cục bộ, tăng sản xuất chất nhầy, nhưng cũng làm khô bề mặt niêm mạc. Rượu có tác động tương tự. Về lâu dài, những yếu tố này có thể làm hỏng dây thanh đới và làm thay đổi âm thanh của giọng nói.
Việc sử dụng thuốc kê đơn cũng làm thay đổi giọng nói. Thuốc làm loăng máu có thể khiến dây thanh đới tổn thương, khiến polyp h́nh thành, làm giọng trở nên khàn.
Những người phải dùng giọng nói thường xuyên như ca sĩ, giáo viên, huấn luyện viên thể dục cũng có thể làm tổn thương thanh quản.