Người đàn ông Trung Quốc dù có gia tài lớn trong tay vẫn không tuổi già hạnh phúc, b́nh yên như vẫn tưởng tượng.
Tâm sự của chú Lư, 72 tuổi trên nền tảng Toutiao đang gây chú ư trong thời gian gần đây về câu chuyện tài chính khi về hưu:
Tuổi già thế nào th́ được coi là sung sướng? Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều nói rằng chỉ cần khỏe mạnh, có tiền tiết kiệm và con cái bên cạnh là đủ hạnh phúc. Khi ấy bạn được thỏa măn cả về tinh thần và vật chất, tuổi già an toàn và b́nh yên. Tuy vậy, “lư thuyết” này không phải lúc nào cũng đúng với tất cả mọi người.
Tôi ngày c̣n trẻ làm thợ thiết kế đồ nội thất nên thu nhập khá, đủ nuôi sống cả gia đ́nh và chuyển nhà từ huyện lên thành phố. Các con cũng có cơ hội học ĐH và t́m được một công việc tử tế. Tôi nghỉ hưu năm 66 tuổi do một tai nạn phải nằm viện 3 tháng. Nh́n vào số tiền tiết kiệm 300.000 NDT (gần 1 tỷ đồng), tôi cảm thấy đủ nhưng vẫn có phần bất an v́ không có lương hưu hàng tháng.
4 năm sau khi nghỉ hưu, tôi sống tằn tiện v́ sợ sẽ tiêu hết tiền nhưng bằng nhiều cách, tiền vẫn “ra đi” khỏi túi của tôi. Lần đầu tiên là v́ con trai tôi mới khởi nghiệp, muốn vay 100.000 NDT (hơn 300 triệu đồng) làm vốn. Thế nhưng sau đó hoàn toàn không thấy con có ư định trả nợ, tôi sợ gia đ́nh lục đục nên cũng không chủ động đ̣i. Sau đó đến lượt con gái hỏi mượn 60.000 NDT (gần 200 triệu đồng) v́ chồng cần tiền phẫu thuật, tôi cũng cho con vay mà chẳng được nhận lại.
Thấy số tiền tiết kiệm chỉ c̣n lại ít ỏi, tôi như ngồi trên đống lửa. Suy đi tính lại, tôi quyết định bán căn nhà bố mẹ cho ở quê và một cửa hàng nhỏ trên thị trấn. Sau đó anh trai tôi đột ngột qua đời, di chúc để lại toàn bộ tài sản cho tôi nên số tiền tôi có lúc này lên tới 2 triệu NDT (tương đương 6,5 tỷ đồng). Trước kia chỉ lo hết tiền, nay tôi lại lo qua đời rồi tiền vẫn chưa hết.
Thế nhưng khoản tiền này mang đến những rắc rối mới cho tôi khi các con liên tục t́m đến để vay hoặc xin tiền bố. Con trai th́ nói muốn mua nhà mới, con gái lại kể lể chuyện làm ăn thua lỗ, nợ chồng nợ chất. Tôi thẳng thắn từ chối cả 2 con v́ những yêu cầu vô lư và cũng không đảm bảo số tiền khổng lồ chúng muốn sẽ hoàn trả về cho tôi.
Kết quả là sau đó các con đều lạnh nhạt với bố, tôi nằm trong viện cũng không đứa nào vào chăm sóc. Con trai trả lời điện thoại với giọng giận dỗi, con gái lại nói chăm sóc bố là trách nhiệm của anh trai. Thái độ 2 con khiến những ngày trong viện của tôi vô cùng cô đơn và nặng nề. Truyền dịch 3 ngày, tôi thu dọn đồ đạc về nhà một ḿnh.
Tết Trung thu tôi chuẩn bị một bàn tiệc to nhưng con cháu không một ai về, thậm chí cũng không ai báo trước như mọi năm. Nh́n sang gia đ́nh ông Trương, ông Lưu ở tầng dưới lương hưu 3.000 NDT (9,8 triệu đồng) con cháu sum họp, đều đặn ghé thăm mà tôi cảm thấy có chút ghen tỵ.
Tôi từng nghĩ đến việc chia các con gia tài, như khi cho chúng vay tôi cũng đă nghĩ sẽ khó lấy lại nhưng vẫn rút ví. Ấy vậy mà đồng ư cho tiền một lần, chúng lại muốn có nhiều hơn, không cho thậm chí c̣n bị đối xử lạnh nhạt.
Tôi nghĩ ḿnh sẽ vào viện dưỡng lăo trong vài năm nữa, số tiền c̣n lại sẽ quyên góp cho cộng đồng. Nhiều tiền khi về già cũng chẳng hạnh phúc như tôi vẫn tưởng tượng. Nhất là khi để con cái biết điều đó, bạn cần sẵn sàng đối diện với nhiều thử thách mà bản thân không hề ngờ tới.
"Về già, tôi có nên nói với con cái về số tiền tiết kiệm của ḿnh không?" từng là một chủ đề nóng trên MXH đất nước tỷ dân. Có nhiều ư kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này, có người trả lời nên nói với con cái v́ dù sao đó cũng là người thân nhất nhưng cũng có cư dân mạng nhận định tiền có thể làm chia rẽ cả gia đ́nh.
Trên thực tế, với số tiền tiết kiệm dư dả trong tay, bạn sẽ luôn có tự tin đối mặt với cuộc sống. Điều này càng đúng với người già khi không c̣n trẻ khỏe để kiếm tiền nữa, vậy nên gia tài sẵn có trở thành chỗ dựa để họ an nhàn hưởng tuổi già, có thể chủ động chăm sóc bản thân.
Mỗi người một hoàn cảnh, vậy nên câu hỏi “Về già có nên cho con cái biết về tiền tiết kiệm không” cũng không có câu trả lời chính xác nhất, chỉ có câu trả lời phù hợp nhất.
Với những người lựa chọn chia sẻ thông tin này với con, hăy đảm bảo bản thân bạn quan sát và hiểu con cái thật cặn kẽ: con bạn là người đáng tin cậy, biết “tự lực cánh sinh”, không dựa dẫm vào cha mẹ và hiếu thảo mà không màng đến tài chính. C̣n với người chọn không tiết lộ tiền tiết kiệm, bạn có quyền tự do kiểm soát tiền của ḿnh nhưng cũng nên chuẩn bị tinh thần v́ việc che giấu này có thể làm tổn thương mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ.
VietBF@ Sưu tập