Chỉ cần làm cách này cây “hồi sinh” đâm trồi nảy lộc xanh mơn mởn. Nếu cây cảnh đang khô héo sắp hư thối thì ban đừng vứt đi. Khi có những dấu hiệu trên, hãy áp dụng ngay 6 mẹo nhỏ dưới đây để “hồi sinh” cho cây.
Cây cảnh có rất nhiều công dụng trong đời sống con người. Nó giúp bầu khí trong lành hơn, không gian căn phòng, khu nhà thêm sinh động, mát mẻ hơn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi trồng, cây sẽ không tránh khỏi những hiện tượng như khô héo, rụng lá, thiếu sức sống thậm chí hư thối. Đừng vứt ngay chúng đi khi có những dấu hiệu trển, hãy áp dụng ngay 6 mẹo nhỏ dưới đây để “hồi sinh” cho cây.
1. Thay chậu cho cây cảnh
Nếu nhận thấy cây cảnh của bạn đang có dấu hiệu héo úa, tàn tạ, sắp hư thối, hãy chuyển nó sang một chậu đất mới có kích thước lớn hơn chậu cũ, giúp tạo điều kiện cho rễ cây ăn sâu và phát triển dài hơn. Cây cảnh bị héo úa có thể do đất trong chậu cũ đã không còn đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây. Chính vì vậy, việc thay cây sang chậu đất mới, giàu dinh dưỡng hơn sẽ giúp cây được phục hồi và sinh sôi trở lại.
2. Thay đất, bón phân cho cây cảnh
Nếu bạn ngại không thay chậu đất mới thì bạn có thể bổ sung thêm vi chất cần thiết cho cây để cây cảnh có thể phát triển tốt hơn. Việc bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý bằng cách thay đất mới cho cây sau một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, bạn có thể hỏi kinh nghiệm của những người chuyên trồng loại cây cảnh bạn đang trồng, xem có thể sử dụng loại phân bón phù hợp với loại cây cảnh đó. Tuy nhiên, khi bón cho cây, bạn chỉ nên dùng một lượng vừa phải và chia nhỏ theo từng đợt để cây không bị chết rễ hoặc ngộ độc phân bón.
3. Lau lá cây
Nấm, mốc là một trong những nguyên nhân khiến cây hư thối vì nó hút hết chất dinh dưỡng cần thiết có trong cây. Ngoài ra, chỉ cần một lớp bụi mỏng trên lá cây thôi cũng gây cản ánh sáng mặt trời và làm giảm khả năng quang hợp của cây, và do đó cây sẽ kém phát triển hơn. Để khắc phục tình trạng trên, hãy dùng khăn thấm dung dịch diệt khuẩn, sau đó lau nhẹ nhàng cho từng lá cây để loại bỏ nấm, mốc.
Đối với lá cây có tán lá to khoảng từ 7 – 8cm trở lên và chậu cây thường lớn khó di chuyển. Đầu tiên dùng chổi lông gà phủi bụi rồi dùng khăn lau. Khăn được làm sạch, vắt khô và để từng lá trên tay, lau nhẹ, tránh làm xước lá. Lau mặt trên xong rồi lau mặt dưới lá, nhẹ nhàng từng lá một cho đến khi hết lá trên cây. Đối với lá cây có tán lá nhỏ hơn 5cm, bê chậu cảnh ra ngoài nhà, xịt nước vào từng lá, dùng tay hay dùng khăn mềm lau nhẹ từng lá cho bụi bẩn rớt hết ra ngoài, kể cả mặt trên và mặt dưới.
4. Tạo nhà kính cho cây cảnh
Để hồi sinh cho cây sắp hư thối, bạn có thể dùng một túi nhựa nhỏ bao quanh cây để tạo thành một “nhà kính mini” cho cây cảnh và để như vậy trong khoảng 4-5 ngày để cây cảnh có môi trường đủ ẩm ướt và sẽ dần hồi phục. Cây cảnh trong nhà kính mini sẽ được cung cấp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi. Nhà kính có vai trò cách nhiệt, làm giảm nhiệt độ khi trời nóng và giữ ấm cho nhà kính khi trời lạnh. Độ ẩm môi trường luôn được ổn định giúp cho cây có điều kiện tốt để phát triển.
5. Hạn chế tưới nước cho cây cảnh
Nhiều người thường quan niệm rằng, cây càng héo thì phải càng tưới nước cho thật nhiều vào thì cây mới tươi tốt trở lại được. Tuy nhiên, việc này chẳng những không thể giúp cây tươi tốt trở lại mà còn khiến cây đuối nước mau hơn. Mỗi loại cây cảnh sẽ cần một chế độ tưới nước khác nhau và bạn nên tìm hiểu để bổ sung nước cho cây một cách hợp lý.
6. Tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là yếu tố cần thiết cho quá trình quang hợp của cây, giúp cây ra hoa và sinh trưởng tốt hơn. Đó là tốt với cây khoẻ mạnh, thế nhưng ánh nắng mặt trời sẽ không có lợi cho cây cảnh đang có dấu hiệu héo úa, chết dần. Nhiệt độ cao từ ánh nắng có thể gây cháy cây, khiến cây mau hư thối hơn.
VietBF@ sưu tập
|