Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner nổi loạn tại Nga đúng thời điểm kinh tế toàn cầu c̣n bất ổn v́ đại dịch, chiến sự ở Ukraine và lạm phát.
Vụ nổi loạn của Wagner hôm 24/6 được coi là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Nga đối mặt trong hàng chục năm qua. Giới chức Nga không ghi nhận thiệt hại về người. Tuy nhiên, một số ngôi nhà và tuyến đường ở phía Nam đă bị hư hại. Giới chức thành phố Voronezh cuối tuần qua cũng thông tin về một đám cháy lớn tại kho chứa dầu địa phương, dường như do cuộc nổi loạn của Wagner gây ra.
Trên CNN, giới phân tích đánh giá đây là thách thức nghiêm trọng nhất với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong 23 năm qua, có thể gây ra nhiều biến động và thay đổi. Vài năm qua, Nga không c̣n nằm trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn là một trong những nước cung cấp năng lượng lớn nhất cho toàn cầu, đặc biệt là với thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây sau xung đột tại Ukraine đầu năm ngoái.
Cách đây hai ngày, cường quốc năng lượng Qatar bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về t́nh h́nh tại Nga. "Căng thẳng leo thang tại Nga và Ukraine sẽ tác động tiêu cực lên ḥa b́nh, an ninh quốc tế, đặc biệt là với nguồn cung năng lượng và lương thực", Bộ Ngoại giao Qatar cho biết sau tin tức về vụ nổi loạn của Wagner.
Nếu nguồn cung năng lượng từ Nga bị gián đoạn nghiêm trọng, Trung Quốc và Ấn Độ có thể cạnh tranh nguồn cung với phương Tây từ nơi khác. Nếu biến động chính trị làm gián đoạn xuất khẩu các mặt hàng như ngũ cốc hay phân bón, cung cầu cũng sẽ bị xáo trộn, kéo giá cả lên cao.
Richard Bronze – đồng sáng lập Energy Aspects cho rằng các thị trường nên phân tích liệu giá cả có thể tăng tới mức nào nếu nguồn cung từ Nga bị đe dọa. "Sự bất ổn sẽ kéo giá lên cao, v́ những sự kiện như thế này có thể gây ra gián đoạn nguồn cung và sự sợ hăi", ông giải thích.
Giá năng lượng và lương thực toàn cầu đă tăng cao sau xung đột tại Ukraine đầu năm ngoái, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ. Sau đó, giá dần hạ nhiệt nhưng cuộc chiến kiểm soát giá vẫn chưa chấm dứt và đang trong giai đoạn quyết định.
"Bước cuối cùng trong chiến dịch khôi phục sự ổn định giá cả sẽ là khó khăn nhất", Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết trong một báo cáo hôm 15/6. Rủi ro là tâm lư lạm phát sẽ kéo dài, dẫn đến t́nh trạng mà các nhà kinh tế học gọi là ṿng xoáy tăng lương – tăng giá.
Từ đầu năm, nhu cầu năng lượng toàn cầu yếu đi khi các nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Giá dầu thô Mỹ giảm gần 14% năm nay, xuống dưới 70 USD một thùng (năm ngoái, giá này từng lên trên 120 USD). Dầu Brent cũng giảm tương tự.
Dù vậy, nhu cầu dầu vẫn được dự báo tăng kỷ lục năm nay. "Nếu có bất kỳ điều ǵ làm gián đoạn nguồn cung, giá dầu thế giới sẽ lại đi lên", Bronze cho biết.
Libya và Venezuela từng ghi nhận xuất khẩu năng lượng giảm mạnh v́ biến động chính trị trong nước. Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy sản xuất dầu của Libya giảm 1,7 triệu thùng một ngày, xuống thấp kỷ lục 365.000 thùng năm 2020. Sản xuất của Venezuela cũng xuống thấp nhất nhiều thập kỷ năm đó, theo phân tích của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR).
So với hai nước trên, Nga có tầm quan trọng lớn hơn nhiều. Nga cung cấp 10% nhu cầu dầu thô toàn cầu khi sản xuất gần 10 triệu thùng một ngày. Họ cũng là nước xuất khẩu dầu nhiều thứ hai sau Arap Saudi trong liên minh OPEC+, với gần 8 triệu thùng một ngày.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm giảm nguồn thu từ năng lượng của Nga. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Nga đă phục hồi về mức trước chiến sự, khi Trung Quốc và Ấn Độ thế chân châu Âu mua dầu Nga.
Bronze cảnh báo sau khi Liên Xô tan ră, ngành dầu Nga phải mất thời gian dài mới hồi phục. "Khi đó, ngành này gặp nhiều vấn đề thực sự, cả về đầu tư và sự ổn định", ông cho biết. Hiện tại, dù c̣n quá sớm để kết luận t́nh h́nh có thay đổi hay không, "chuyện này đang làm dấy lên nhiều câu hỏi về việc điều ǵ sẽ xảy đến tiếp theo", Bronze nói.
|