Các ca đột quỵ khi tập thể dục không phải là hiếm. Nghiên cứu khoa học mới đă chỉ ra một nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc t́nh trạng này trong lúc tập luyện.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Công nghệ Kharagpur (Ấn Độ) cho biết tập thể dục là hoạt động giúp lưu thông máu. Tuy nhiên, tập thể dục có thể gây ra đột quỵ ở những bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch cảnh thể nặng.
Động mạch cảnh là động mạch cung cấp máu cho năo. Ngoài ra, động mạch này cũng cung cấp máu tới các mô trên mặt và 2 bên cổ. Khi chất béo và một số thành phần khác tích tụ bên trong thành động mạch cảnh sẽ tạo thành mảng bám làm hẹp động mạch. Điều này rất nguy hiểm v́ gây hạn chế lưu lượng máu tới năo.
Tập thể dục và nguy cơ đột quỵ ở người tắc nghẽn động mạch cảnh thể nặng
Tập thể dục khiến cho tim đập nhanh hơn và lực bơm máu mạnh hơn, tác động tới thành động mạch. Những người có động mạch khỏe mạnh sẽ ổn định được lực cản của ḍng máu tới thành động mạch. Nhưng ở những bệnh nhân bị hẹp thành động mạch cảnh, nhịp tim tăng sẽ gây bất lợi.
Để có được kết quả này, các nhà nghiên cứu đă sử dụng mô h́nh máy tính để mô phỏng lưu lượng máu trong động mạch cảnh ở ba giai đoạn hẹp động mạch. Ba giai đoạn đó là: không bị tắc nghẽn, tắc nghẽn 30% và tắc nghẽn 50%. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành quan sát mối liên quan giữa nhịp tim khi tập thể dục - 140 nhịp/phút, khi nghỉ ngơi - 67 nhịp/phút và 100 nhịp/phút ở mỗi giai đoạn hẹp động mạch với nguy cơ đột quỵ.
Tiến sĩ Somnath Roy, tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Tập thể dục cường độ cao ảnh hưởng nhất định tới trường hợp bị tắc nghẽn động mạch cảnh ở mức độ trung b́nh hoặc cao hơn”.
“Tập thể dục cường độ cao làm tăng đáng kể áp lực vùng động mạch cảnh bị hẹp, từ đó có thể khiến mảng bám bị vỡ ra. Mảng bám này có thể theo ḍng máu chảy vào năo và gây tắc nghẽn mạch máu tại năo, cuối cùng gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.”
Có rất nhiều yếu tố góp phần gây tắc nghẽn động mạch cảnh và đột quỵ bao gồm tuổi cao, lối sống và di truyền.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích những người tập thể dục ở cường độ cao nên đi kiểm tra động mạch thường xuyên. Đồng thời, họ cũng đề xuất những người bị tắc nghẽn động mạch cảnh từ mức trung b́nh đến nặng hoặc có tiền sử đột quỵ nên có chế độ tập luyện riêng được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Dấu hiệu đột quỵ khi tập thể dục
Cẩn trọng với các dấu hiệu của đột quỵ (Ảnh: Men's Health)
Các dấu hiệu của đột quỵ thường được ghi nhớ bằng cụm từ viết tắt FAST trong tiếng Anh, cụ thể:
F (Face) - Khuôn mặt: Có thể bị lệch sang một bên, không cười được hoặc một bên mắt/miệng bị lệch xuống
A (Arm) - Cánh tay: Người nghi ngờ bị đột quỵ có thể không nhấc được cả hai cánh tay hoặc tê ở một bên tay.
S (Speech) - Nói: Người bị đột quỵ có thể gặp vấn đề khi nói ví dụ như nói khó, nói không rơ từ mặc dù họ có vẻ tỉnh táo.
T (Time) - Thời gian: Ngay khi thấy những người có các triệu chứng trên, điều quan trọng nhất cần làm ngay đó là gọi xe cứu thương để di chuyển bệnh nhân về cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
VietBF@Sưu tầm