6/16
(New York Times) – Toà liên bang vào ngày 1 tháng 6 tuyên án cựu Trung tá Không lực Robert Birchum 3 năm tù v́ đă đem hàng trăm tài liệu Mật ra khỏi nơi an toàn đem về cất giữ tại tư gia và tại khu của sĩ quan.
Trở lại vào tháng 1 năm 2017, các nhà điều tra của Văn pḥng Điều tra Đặc biệt Không lực Hoa Kỳ (AFOSI) theo một lời tố giác đă thực hiện khám xét tư gia Trung tá Birchum ở Tampa, Florida, t́m tài liệu Mật của chính phủ. Và họ đă t́m ra hơn 300 tài liệu Mật, trong đó có 30 tài liệu Tối mật được ông Birchum cất ở nhà, trong nhà kho, và tại khu sĩ quan ở Afghanistan. Vào tháng 8 năm ngoái, Birchum nhận 1 danh “tàng trữ và cất giữ trái phép tài liệu Mật liên quan đến quốc pḥng Hoa Kỳ.”
Ít nhất có hai điểm khác biệt lớn giữa vụ cựu Trung tá và cựu Tổng thống: Birchum không có tiền án tiền sự, trong khi ông Trump đă bị truy tố h́nh sự tại Manhattan về những cáo buộc giả mạo hồ sơ kinh doanh. Một khác biệt khác là, Trump tiếp tục phủ nhận, chống đối và cản trở, trong khi Birchum thừa nhận việc làm sai trái ngay lập tức.
Vào tháng Tư, toà tuyên án Jeremy Brown – cựu quân nhân Lực lượng Đặc nhiệm Hoa Kỳ – hơn 7 năm tù, một phần v́ đă đem một báo cáo mật về nhà sau khi hồi hưu. Báo cáo này có những thông tin t́nh báo nhạy cảm, trong đó có thông tin về một nguồn đưa tin ở quốc gia khác.
Vào năm 2018, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia người Mỹ gốc Việt, ông Nghĩa Hoàng Phó nhận bản án 5 năm rưỡi tù v́ đă lưu giữ tài liệu cơ quan tại tư gia. Công tố viên nhấn mạnh, ông Phó biết ḿnh không được đem tài liệu về nhà. Đây là 3 vụ án trong số hàng chục vụ mà Bộ Tư pháp truy tố những người đưa thông tin mật ra khỏi nơi lưu giữ phù hợp, và t́m cách che giấu hành vi của họ.
Danh sách này bao gồm một số viên chức cao cấp trước đây, như David Petraeus và John Deutch – hai cựu Giám đốc CIA. Vào tuần sau, Kendra Kingsbury – cựu nhân viên phân tích FBI sẽ bị tuyên án tù liên bang, sau khi nhận tội đem hàng trăm tài liệu Mật về nhà ở Dodge City, Kansas. Bây giờ th́ danh sách có thêm cựu Tổng thống, người không nhận tội 37 tội danh đại h́nh trước toà liên bang ở Miami vào thứ Ba.
Vậy khi nào một cựu tổng thống nên hay không nên bị truy tố tội h́nh sự? Nếu tất cả những người tham gia vào hành vi tương tự với hành vi mà cựu Tổng thống bị truy tố tội ác, và nếu chỉ một số trong những người này bị truy tố, th́ cựu Tổng thống không nên bị truy tố. Công tố viên có nhiều quyền quyết định nên truy tố vụ nào, và họ thường thận trọng để bảo đảm tránh được rủi ro trong việc không truy tố một cựu tổng thống v́ những rắc rối chính trị mà vụ án có thể gây ra.
Nhưng nếu cựu Tổng thống cũng phạm những điều mà bất cứ ai khác làm sẽ bị truy tố, th́ ông cũng sẽ phải lănh cáo trạng, v́ “Tổng thống không đứng trên luật pháp.”
Có nhiều lư do để tin rằng cáo trạng tài liệu Mật của ông Trump rơi vào loại thứ hai: Nếu bất kỳ người Mỹ nào khác làm việc mà ông ta bị buộc tội, th́ người đó sẽ chắc chắn sẽ bị truy tố. “Sẽ thực sự bất công nếu không truy tố ông ta,” theo biên tập viên Tạp chí The Economist.
Công tố viên cáo buộc ông Trump đem tài liệu Mật ra khỏi cơ sở của chính phủ về nhà cất giữ. Những tài liệu đó chứa những thông tin nhạy cảm, như các kế hoạch quốc pḥng và thông tin t́nh báo về quân đội nước ngoài. Trump nói rơ với những người khác rằng, ông ta biết ḿnh không nên có những tài liệu đó, và c̣n t́m mọi cách cản trở các nhà điều tra. Như một số đồng minh bênh vực cựu Tổng thống lập luận, các viên chức chính phủ khác, kể cả Tổng thống Joe Biden, cựu Phó Tổng thống Mike Pence và Hillary Clinton, đều cũng giải quyết sai thông tin Mật nhưng không bị truy tố tội ác. Nhưng những trường hợp này hoàn toàn khác với vụ của ông Trump. Những người khác vô t́nh vi phạm, và khi phát giác ra đă giao lại cho chính phủ, hợp tác với nhà chức trách, không cố t́nh lường gạt các nhà điều tra.
Những hành vi bị cáo buộc của cựu Tổng thống giống như hành vi của những viên chức lănh án, nhưng hành vi của ông dường nhưng vô liêm sỉ hơn Deutch và Petraeus.
|