Ăn măng giúp thúc đẩy nhu động ruột, có lợi cho tiêu hóa, nhưng 3 nhóm người này tốt nhất không nên ăn, tránh gây hại sức khỏe.
Măng tươi có nhiều vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Măng vị ngọt thanh, gịn sau khi nấu nên được nhiều người yêu thích. Mùa hè nóng bức, bạn có thể nấu một nồi canh sườn măng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, hoặc luộc vừa thanh mát lại bớt ngấy.
Măng rất giàu chất xơ, có thể mang lại cảm giác no, hàm lượng calo và chất béo không cao, hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở ba nhóm người sau không nên ăn măng.
1. Người mắc bệnh đường ruột
Măng là thực phẩm chứa nhiều chất xơ thô khó tiêu hóa. Ăn măng sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho những người hệ tiêu hóa kém. Ăn quá nhiều măng dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các chứng khó chịu khác.
2. Người bị suy thận
Măng có hàm lượng ion kali cao nên bệnh nhân suy thận không nên ăn. Người bị sỏi tiết niệu cũng không nên ăn măng thường xuyên, bởi chất oxalat (axit oxalic) trong măng dễ kết hợp với canxi trong các thực phẩm khác tạo thành canxi oxalat không ḥa tan làm bệnh nặng thêm.
3. Người cao huyết áp
Nhiều loại măng qua chế biến thường được bán trên thị trường như măng khô, măng ngâm hàm lượng natri cao, bệnh nhân cao huyết áp nếu ăn quá nhiều sẽ bị tăng huyết áp.
Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, thể chất lạnh cũng không nên ăn nhiều măng.
|