Mắt mờ tưởng do áp lực công việc, ai ngờ v́ thói quen ăn uống. Một nam thanh niên gần 30 tuổi, thấy hoa mắt, mệt mỏi, nghĩ do công việc áp lực nên ảnh hưởng tới mắt. Anh đi khám ở hai bệnh viện lớn nhưng không phát hiện ra nguyên nhân.
Nam thanh niên gần 30 tuổi, quê Nam Định, nhập viện v́ hoa mắt, đau đầu, từng bị ngất. Anh chia sẻ ban đầu, khi thấy bị hoa mắt, mệt mỏi, anh nghĩ do công việc bị áp lực quá lớn nên ảnh hưởng tới mắt. Tuy nhiên, dù đă khám mắt ở hai bệnh viện nhưng bác sĩ không phát hiện ra nguyên nhân khiến anh bị suy giảm thị lực.
Sau một tuần điều trị ở bệnh viện tuyến huyện không khỏi, bác sĩ chỉ đinh cho bệnh nhân đi chụp cộng hưởng từ. Kết quả cho thấy bác sĩ nghi ngờ anh có ổ sán trên năo và giới thiệu lên Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội).
Tiếp nhận bệnh nhân vào tháng 5, các bác sĩ xác định người đàn ông này bị nhiễm ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh trung ương. Phim chụp X-quang cho thấy có nhiều nang sán rải rác trong năo. Sau vài ngày điều trị, t́nh trạng của anh cải thiện dần, mắt đỡ mờ, đau đầu giảm.
Ngày 8/6, Tiến sĩ Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, cho biết bệnh nhân đă điều trị khỏi, ra viện. Quá tŕnh điều trị, bệnh nhân cho biết món ăn yêu thích là thịt lợn tái, tiết canh.
Một trường hợp khác cũng chẩn đoán có ấu trùng sán lợn là bệnh nhân nam, 60 tuổi, quê Hải Dương. Ông từng điều trị thoái hóa khớp v́ đau gối nhưng không đỡ.
Gần đây, ông đau gối nhiều hơn, kèm đau đầu, nghi có sán nên được chuyển lên Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Bác sĩ phát hiện ông bị sán cơ, tức là có nang sán lợn ở chân, tổn thương dạng nang đă thoái hóa ở một số khu vực trong năo.
Sau vài ngày điều trị, sức khỏe chuyển biến dần, sau đó ông đi lại gần như b́nh thường, được ra viện.
Bác sĩ Thọ cho biết hiện cơ sở y tế này đang điều trị một số ca bệnh sán năo, chủ yếu là người có sở thích ăn các đồ tái, đồ sống như thịt sống, nem chạo, nem thính, tiết canh. Khi ăn những món này, bệnh nhân vô t́nh "rước" vào người ấu trùng sán lợn, ấu trùng di chuyển đến nhiều bộ phận trên cơ thể như các cơ, mắt, năo và sẽ hóa thành nang.
Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ có những u nhỏ, chắc, kích thước 1-2cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết. Nếu nang sán nằm trong mắt có thể tăng nhăn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Nếu nang sán nằm trong năo, người bệnh có thể bị động kinh, co giật, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ, đau đầu.
"Có những bệnh nhân nhiều đến mức ổ tổn thương chiếm gần toàn bộ nhu mô năo", bác sĩ Thọ cho biết. Nhiều bệnh nhân khi tổn thương năo diễn ra nhiều năm, có biểu hiện như bệnh lư tâm thần, chữa măi không khỏi.
Sai lầm khi rửa rau sống rước bệnh vào người
Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm sán. Tuy nhiên, bác sĩ Thọ cho biết trong quá tŕnh thăm khám, nhiều bệnh nhân chia sẻ rất cẩn thận trong ăn uống. Họ không ăn thịt tái, gỏi, tiết canh, ăn rau sống thường xuyên rửa sạch, ngâm vào nước muối, rồi vẩy ráo nước, trước khi ăn, nhưng vẫn bị nhiễm kư sinh trùng.
Rau sống sau khi rửa sạch cần để ráo nước
Tuy nhiên, ông Thọ phân tích ngâm nước muối không phải để sát khuẩn rau, mà mục đích chính là tạo môi trường để trứng giun, sán nổi lên.
Chia sẻ về cách rửa sau sống, theo bác sĩ, người dân cần rửa rau dưới ṿi nước sạch, ngâm muối để các trứng giun, ấu trùng nổi lên. Sau đó, d́m rau xuống và chắt nước ra. Như vậy, trứng giun, sán nổi lên trên và bị đổ theo nước ra ngoài.
“Nếu ngâm rau trong nước muối sau đó nhấc rau lên sẽ không có tác dụng v́ trứng, ấu trùng sán lại tiếp tục bám vào rau”, TS.BS Thọ cho biết.
VietBF@ sưu tập
|
|