Theo văn hóa người Việt, trên mâm cơm mọi người thường tṛ chuyện, gắp thức ăn cho nhau. Tuy nhiên, thói quen này vô t́nh có thể lây truyền bệnh mà ít người để ư tới.
Bữa ăn là thời gian để mọi người gắn kết với nhau. Do vậy, việc tṛ chuyện với nhau trong bữa ăn giúp tăng cường mối quan hệ t́nh cảm trong gia đ́nh. Tuy nhiên, vừa ăn vừa nói chuyện lại là thói quen không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, trong bữa cơm nói quá nhiều hoặc quá tập trung vào câu chuyện của người khác có thể ảnh hưởng tới quá tŕnh tiêu hóa thức ăn. Nhiều trường hợp vừa nói chuyện vừa nuốt luôn thức ăn mà không kịp nhai khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn. Ngoài ra, thói quen này c̣n khiến cho bạn không cảm nhận được hương vị của món ăn, khả năng tiêu hóa hấp thu cũng sẽ bị hạn chế.
Nói chuyện, cười đùa trong bữa ăn c̣n có nguy cơ khiến bạn bị hóc hoặc nghẹn thức ăn. Thói quen này cũng ảnh hưởng đến quá tŕnh nhai và giảm các dịch tiết.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
"Nguy cơ lớn nhất của việc vừa ăn vừa nói chuyện là lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, là những bệnh lư lây qua đường hô hấp (giọt bắn). Những bệnh có nguy cơ cao lây truyền trong bữa cơm khi nói chuyện như: cúm mùa, viêm gan A, viêm phổi…", PGS.TS Lâm nói.
Ngoài ra, vừa ăn vừa nói chuyện c̣n khiến mọi người không kiểm soát được lượng thực phẩm đưa vào cơ thể (ăn quá nhiều hoặc quá ít) đều ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể chung.
Bác sĩ Lâm khuyên, để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên hạn chế nói chuyện, cười, đùa trong lúc ăn, thay vào đó nên tập trung vào ăn uống để dạ dày hoạt động tốt nhất, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Gắp thức ăn cho nhau
Đối với người Việt, văn hóa gắp thức ăn cho nhau khá phổ biến trên mâm cơm. Gắp thức ăn cho nhau c̣n là sự thể hiện t́nh cảm yêu mến, chia sẻ, hiếu khách… trong văn hóa Phương Đông. Tuy nhiên, về thói quen ăn uống này, chuyên gia cũng có những lưu ư để tránh nguy cơ bệnh tật.
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt, thể hiện sự hiếu khách, yêu quư. Thế nhưng hành động tưởng rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta. Việc dùng đũa của cá nhân đang ăn gắp thức ăn cho người khác cũng có thể lây truyền các bệnh qua giọt bắn tương tự nói chuyện trong bữa ăn.
Chấm chung một bát nước chấm
Cả gia đ́nh chấm chung một chén nước chấm là h́nh ảnh dễ bắt gặp trong bữa cơm truyền thống của người Việt. Thói quen chấm chung này được chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường miệng.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan A, viêm loét dạ dày (vi khuẩn Helicobacter pylory)... có thể lây lan qua đường miệng khi ăn uống chung.
Do đó, khi ăn uống, chấm chung một chén nước chấm là con đường để lây lan vi khuẩn, virus dễ dàng.
Để tránh thói quen xấu gây ra bệnh tật, PGS Lâm lưu ư mọi người cần tránh ăn chung bát nước chấm. Thay vào đó, mọi người nên làm mỗi người một bát nước chấm riêng sẽ đảm bảo vệ sinh. Trong bữa ăn nên có một đôi đũa, th́a chung trên mâm cơm (quy ước) để gắp thức ăn từ đĩa về bát cá nhân.
Giữ ǵn vệ sinh trong ăn uống bằng cách xây dựng thói quen tốt nên rửa tay sạch trước khi ăn uống và bỏ thói quen nói chuyện, cười đùa khi ăn để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đ́nh bạn.
VietBF@Sưu tầm