Với giá chỉ từ vài chục ngh́n đồng, các thiết bị tiết kiệm điện đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Liệu chúng có hiệu quả như lời đồn thổi?
Ma trận quảng cáo thiết bị "tiết kiệm điện"
Thời tiết đang trong mùa nắng nóng cao điểm cộng thêm giá điện tăng đă trở thành nỗi lo lạm chi kinh tế của nhiều gia đ́nh. Đây cũng là lư do mà nhiều người đang đổ xô đi t́m mua các loại thiết bị tiết kiệm điện.
Thông tin trên TTXVN, anh Hoàng Sang (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết số điện của gia đ́nh anh trong 2 tháng qua tăng vọt v́ sử dụng điều ḥa liên tục, hai vợ chồng sốt ruột nên muốn t́m phương án làm tiết kiệm.
“Tôi t́m kiếm trên mạng th́ thấy bài quảng cáo về một chiếc máy có công năng tiết kiệm điện 40% với giá hơn 300.000 đồng nên mua về dùng thử. Kết quả khó kiểm chứng v́ trong nhà không có ǵ đo đạc chứng minh và số công tơ điện tháng này chưa có dấu hiệu giảm,” anh Sang cho hay.
Nắm bắt tâm lư người tiêu dùng, trên nhiều kênh mua bán online như Facebook, Shopee, Lazada… tràn ngập các sản phẩm thiết bị tiết kiệm điện năng được bày bán tràn lan với lời quảng cáo có cánh như “tiết kiệm tới 50%,” “hoàn toàn tối ưu hóa công suất,” “tuổi thọ 10 năm”…
Theo h́nh ảnh quảng cáo, các thiết bị trên đều có dạng khối hộp, kích thước tương đương chuột máy tính, có một hoặc hai đèn báo. Bên ngoài vỏ hộp ghi nội dung khá đơn giản: “Electric saving box,” “Smart Energy Saver”... Người bán cho biết chỉ cần cắm vào nguồn điện trong gia đ́nh là đă có thể sử dụng thiết bị.
Mức giá bán đối với của các thiết bị tiết kiệm điện dao động từ vài chục ngh́n đến cả triệu đồng. Tất cả các thiết bị đều được giới thiệu có công dụng giúp kéo giảm từ 30-50% chỉ số điện tiêu thụ hàng tháng, nguồn gốc hoặc sản xuất theo công nghệ Mỹ, Đức, Trung Quốc...
Tham khảo một sản phẩm thiết bị có tên “thiết bị tiết kiệm và cân bằng nguồn điện” có giá 250.000 đồng tại một shop trên sàn Shopee, chủ cửa hàng “tung hô” công năng sản phẩm có tỷ lệ tiết kiệm điện từ 15-40% tùy thời điểm… Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ, người bán này cho sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài và đă được một số cơ quan trong ngành giám định chất lượng.
Thí nghiệm kiểm chứng
Theo VTV, để thử nghiệm xem thiết bị có thực sự như những lời quảng cáo trên mạng là có thể giảm được 30 - 40% lượng điện tiêu thụ hàng tháng hay không, PV đă cắm b́nh siêu tốc vào ổ điện có đấu nối với công tơ để xem khi đun sôi b́nh nước này, lượng điện tiêu thụ là bao nhiêu?
Theo đó, chỉ số ban đầu của công tơ điện là 1,9 kw/h. Đến khi b́nh nước được đun sôi, chỉ số công tơ là 2,0 kw/h. Như vậy, lượng điện tiêu thụ là 0,1 kw/h.
Tiếp tục thử nghiệm với “tiết kiệm điện” cũng trong khoảng thời gian đun sôi 1 b́nh nước để xem lượng điện tiêu thụ khi cắm thiết bị này vào nguồn điện có giảm đi hay không? Thực tế cho thấy, chỉ số công tơ điện, sau khi đun sôi b́nh nước đă tăng từ 1,9 kw/h lên 2,1kw/h. Như vậy, lượng điện tiêu thụ không những không giảm mà c̣n tăng thêm 0,1 kw/h.
T́m hiểu cấu tạo bên trong của thiết bị được quảng cáo là có khả năng tiết kiệm điện, các chuyên gia cũng đưa ra nhận định tương tự.
Ông Dương Đức Lập - Pḥng kiểm tra, giám sát mua bán điện Công ty điện lực Bắc Ninh nhận định: "Bên trong thiết bị này được cấu tạo khá đơn giản chỉ gồm có 1 tụ điện, 1 bảng mạch gồm 8 con điện trở, giúp chiếu sáng bóng đèn Led. Do vậy có thể khẳng định thiết bị này không có khả năng tiết kiệm điện như quảng cáo".
Cũng theo nhận định của các chuyên gia, các thiết bị này chỉ có tác dụng bù công suất phản kháng, giảm tổn thất trên hệ thống điện. Chính bởi vậy, việc mua các thiết bị này chẳng khác nào ném tiền qua cửa sổ.
Ông Dương Đức Lập đưa ra lời khuyên: "Chúng tôi khuyến cáo người dân không nên tin một chiều vào các thông tin quảng cáo mà phải biết cách kiểm tra, đối chiếu thông tin bằng cách liên hệ với các đơn vị nghiên cứu hay bộ phận chăm sóc khách hàng của các công ty điện lực để tránh mất tiền oan v́ mua phải các thiết bị điện kém chất lượng hay các thiết bị được quảng cáo không đúng sự thật".
|