Người đàn ông mắc bệnh lạ, thường xuyên nói mơ, thậm chí c̣n đấm, đá vợ rất mạnh trong vô thức khi mơ, khiến vợ thâm tím mặt mày, chân tay.
Mới đây, bác sĩ Trần Long, một bác sĩ thần kinh nổi tiếng ở bệnh viện Song Ḥa, Đài Loan, Trung Quốc đă chia sẻ về một trường hợp bệnh hiếm trên một chương tŕnh truyền h́nh chuyên về sức khỏe, thu hút đông đảo sự quan tâm, chú ư của dư luận.
Theo bác sĩ Trần Long, trường hợp này là một nam bệnh nhân, anh t́m đến bác sĩ và cho biết, anh thường xuyên nói mơ, thậm chí c̣n đấm, đá vợ rất mạnh trong vô thức khi mơ, khiến vợ thâm tím mặt mày, chân tay. Cảm thấy vô cùng có lỗi, anh quyết định đi khám xem ḿnh có phải mắc chứng mộng du hay không.
Bác sĩ Trần Long chia sẻ về trường hợp bệnh.
Sau khi tiến hành một loạt các kiểm tra, bác sĩ Trần Long chẩn đoán người đàn ông này mắc chứng rối loạn hành vi khi ngủ chuyển động mắt nhanh hay tên đầy đủ là rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ, liên quan đến hành động hoặc hành vi bất thường trong giai đoạn ngủ mắt cử động nhanh (REM). Mắc chứng này, bệnh nhân sẽ thực hiện các hành vi rối loạn trương lực cơ liên quan đến giấc mơ, cũng có thể có cảm xúc và nói chuyện vô thức, họ cũng thường la hét, nghiến răng, có những hành động bạo lực như đấm đá trong giấc ngủ.
Bác sĩ Trần Long chỉ ra rằng, khi người b́nh thường nằm mơ, cho dù mơ thấy chính ḿnh đang chạy nhảy, cơ thể vẫn bất động trên giường, bởi v́ mạch thần kinh của thân năo trong thời kỳ mắt chuyển động nhanh sẽ ức chế hoạt động của dây thần kinh vận động, nghĩa là không căng cơ, để tránh mọi người thực hiện các hành vi tự gây thương tích khi không hoàn toàn tỉnh táo. Các hành vi như rối loạn hành vi khi ngủ chuyển động mắt nhanh thường là tiền thân của các bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thể Lewy. Chính v́ vậy, khi có hiện tượng này, phải đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Trường hợp của nam bệnh nhân, sau khi chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ đă kê đơn cho anh, dặn ḍ phải kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Sau một thời gian, t́nh trạng quả thực cải thiện hơn, tuy nhiên, vẫn phải điều trị lâu dài, không được chủ quan.
VietBF@sưu tập