Mỡ nội tạng tích tụ nhiều trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính tiểu đường, tim mạch và thậm chí là ung thư.
Không giống như mỡ dưới da, lớp mỡ nội tạng được lưu trữ sâu bên trong khoang bụng. Loại mỡ này tích tụ trong các động mạch làm tăng nguy mắc các bệnh về tim mạch, nội tiết, ung thư.
Bác sĩ Deborah Lee, chia sẻ với trang Express: “Mỡ nội tạng (mỡ bụng) là chất béo nằm bên trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan khác, lớp mỡ nội tạng cũng khó giảm hơn mỡ dưới da".
Mỡ nội tạng gây ra một số vấn đề sức khỏe đáng lo ngại như: Gây ra t́nh trạng kháng insulin; Tăng phản ứng viêm của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ, đái tháo đường, tim mạch, ung thư đại trực tràng…; Ức chế sự hoạt động của hormone điều chỉnh chất béo; Tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ, bệnh gout…
Mỡ nội tạng gây ra một số vấn đề sức khỏe đáng lo ngại như tăng nguy cơ mắc đột quỵ, đái tháo đường, tim mạch, ung thư đại trực tràng...
Chuyên gia Deborah Lee cho biết, việc pḥng ngừa và giảm mỡ nội tạng rất quan trọng v́ nó giúp pḥng ngừa các bệnh mạn tính tốt hơn. Chuyên gia cho biết, để giảm mỡ nội tạng mọi người cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lư và tập luyện thể thao đều đặn. Cụ thể bao gồm 7 lưu ư dưới đây.
7 lưu ư giúp 'đánh bay' mỡ nội tạng
1. Thực hiện chế độ ăn low-carb
Chuyên gia Lee cho biết: “Cơ thể thường dựa vào carbs để tạo năng lượng nhưng việc hạn chế carbs sẽ buộc cơ thể phải đốt cháy chất béo để làm nhiên liệu”.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng chế độ ăn ít carb có hiệu quả hơn trong việc giảm mỡ nội tạng so với chế độ ăn ít chất béo.
Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần bao gồm trên 69 nam giới và phụ nữ thừa cân, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người theo chế độ ăn kiêng low-carb giảm được 10% mỡ nội tạng và 4,4% tổng lượng mỡ so với những người ăn kiêng ít chất béo.
Nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng chế độ ăn ít carb giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả.
2. Tăng lượng protein
Bác sĩ Lee cho biết: “Trong một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên ở nam giới lớn tuổi, những người ăn 1,3g protein/kg trọng lượng cơ thể đă giảm đáng kể lượng mỡ nội tạng so với những người ăn ít protein hơn”.
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để giảm béo. Ăn nhiều protein hơn có thể giúp chống lại cơn đói bằng cách tăng mức độ hormone no GLP-1, PYY và cholecystokinin.
Các nghiên cứu cũng đă chỉ ra rằng protein có thể giúp thúc đẩy quá tŕnh trao đổi chất, từ đó thúc đẩy quá tŕnh giảm cân và giảm mỡ nội tạng.
Ngoài ra, một nghiên cứu ở 23.876 người trưởng thành chỉ ra rằng lượng protein hấp thụ cao hơn có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn, cholesterol HDL “tốt” cao hơn và lượng mỡ nội tạng thấp hơn.
Mọi người có thể tăng lượng protein trong mỗi bữa ăn bằng cách ăn thêm thịt gà, cá, trứng, sữa, các loại đậu.
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng protein có thể giúp thúc đẩy quá tŕnh trao đổi chất, từ đó thúc đẩy quá tŕnh giảm cân và giảm mỡ nội tạng.
3. Tránh xa chất béo chuyển hóa
Các chuyên gia y tế đều đồng ư rằng chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe. Chất béo chuyển hóa có thể làm tăng lượng mỡ nội tạng và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nhau.
Chuyên gia Lee khuyến cáo: “Mọi người nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất béo, đường, muối, chất bảo quản và thực phẩm chiên rán”.
4. Tập thể dục
Tập thể dục với cường độ cao, tập cardio thường xuyên là cách tuyệt vời để giảm mỡ nội tạng và đốt cháy calo dư thừa.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp bạn giảm mỡ nội tạng, ngay cả khi không ăn kiêng.
Việc kết hợp tập thể dục thường xuyên với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp đánh bay mỡ nội tạng hiệu quả hơn. Mọi người có thể bắt đầu tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, chạy bộ (ít nhất 2-3 lần/tuần).
Bác sĩ Lee nói: “Dành 20 phút/ngày để tập thể dục cường độ cao và tập 3 lần/tuần đă được chứng minh là giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả ngay cả khi không ăn kiêng”.
Nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp bạn giảm mỡ nội tạng, ngay cả khi không ăn kiêng.
5. Hạn chế uống rượu
Uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho cả sức khỏe và làm tăng lượng mỡ nội tạng.
Trên thực tế, một số nghiên cứu đă chỉ ra rằng uống quá nhiều rượu có thể thúc đẩy chất béo được lưu trữ dưới dạng mỡ nội tạng.
Một nghiên cứu trên 8.603 người trưởng thành tại Hàn Quốc chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu có lượng mỡ nội tạng nhiều hơn.
Bác sĩ Lee cảnh báo: “Rượu ngăn cơ thể phân hủy chất béo. Khi uống rượu, gan phải tập trung vào việc chuyển hóa rượu thay v́ chuyển hóa chất béo, từ đó làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ nội tạng”.
Uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho cả sức khỏe và làm tăng lượng mỡ nội tạng.
6. Ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể làm tăng mỡ nội tạng trong cơ thể. Ngược lại, ngủ đủ giấc có thể giúp giảm mỡ nội tạng.
Một nghiên cứu kéo dài 6 năm chỉ ra rằng việc tăng thời gian ngủ từ lên thành 7–8 tiếng mỗi đêm có thể giúp giảm khoảng 26% lượng mỡ nội tạng trong cơ thể.
Bác sĩ Lee cho biết: “Hăy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm. Những người có giấc ngủ kém thường có chỉ số BMI cao hơn và nhiều mỡ nội tạng hơn những người ngủ đủ giấc”.
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể làm tăng mỡ nội tạng trong cơ thể.
7. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng và lo lắng là những vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người. Căng thẳng có thể kích thích tuyến thượng thận của cơ thể sản xuất nhiều cortisol, một loại hormone gây căng thẳng.
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng lượng cortisol dư thừa có thể làm tăng lượng mỡ nội tạng tích trữ trong cơ thể. Hơn nữa, căng thẳng kéo dài có thể làm gia tăng t́nh trạng ăn quá nhiều, làm tăng lượng mỡ nội tạng trong cơ thể.
VietBF@Sưu tầm