Ăn uống thiếu tập trung, ăn quá nhanh hay thiếu ngủ, ít vận động là những thói quen làm tăng tỷ lệ mỡ nội tạng.
1. Không tập trung khi ăn uống
Vừa ăn vừa xem tivi, lướt mạng là thói quen của nhiều người. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mỡ nội tạng. Không tập trung khi ăn khiến bạn khó kiểm soát lượng thức ăn nạp vào, đồng thời, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, giảm tốc độ chuyển hóa năng lượng.
2. Ăn quá nhanh
Nghiên cứu chỉ ra năo bộ mất khoảng 20 phút để nhận được tín hiệu báo no từ dạ dày. Nếu ăn quá nhanh, bạn có thể sẽ tiêu thụ quá lượng thức ăn mà cơ thể cần. Những người có thói quen ăn chậm, nhai kỹ thường tiêu thụ ít calo hơn, hạn chế t́nh trạng tăng cân.
3. Ăn vặt thường xuyên
Khoai tây chiên, bánh quy, kẹo ngọt, thức ăn nhanh hay các thức uống có ga chứa nhiều calo rỗng, không mang lại giá trị dinh dưỡng cho cơ thể và c̣n có nguy cơ gây nghiện. Nên bỏ thói quen ăn vặt, lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho bữa chính và bữa phụ để hạn chế nguy cơ tích tụ mỡ nội tạng.
4. Ngồi cả ngày
Ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể gây tăng lượng đường trong máu, tăng mức cholesterol xấu, gây tích tụ mỡ nội tạng. Nên vận động tích cực, đứng dậy sau mỗi 30 phút ngồi làm việc để có ṿng eo thon thả.
5. Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calo hơn, gây tăng tỷ lệ mỡ nội tạng. Chuyên gia sức khỏe chỉ ra người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.
6. Thường xuyên căng thẳng
Thường xuyên căng thẳng kích thích giải phóng hormone cortisol, gây tăng cân, tăng lượng mỡ ở vùng bụng. Để hạn chế t́nh trạng này, bạn nên thư giăn thường xuyên bằng các hoạt động như ngồi thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc...
|