Căn bệnh ung thư tụy có tiên lượng rất xấu, khó phát hiện sớm, do đó tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm chỉ khoảng 4%.
Theo Tiến sĩ Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), ung thư tụy chỉ đứng thứ 14 về tỷ lệ mắc nhưng xếp thứ 7 về tỷ lệ tử vong do ung thư.
Trong các loại ung thư đường tiêu hóa, ung thư tụy xếp thứ 6 về tỷ lệ mắc nhưng xếp thứ 5 về tỷ lệ tử vong.
Năm 2020, Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) thống kê Việt Nam có hơn 1.100 người mắc mới ung thư tụy và hơn 1.000 người chết v́ bệnh này, cao hơn con số năm 2018.
Bệnh khó phát hiện sớm
Tuyến tụy chỉ dài 10-15cm, nhưng là một trong những bộ phận rất quan trọng của cơ thể, nằm sâu trong ổ bụng, trước cột sống, giữa dạ dày, gan và ruột, được bao bọc bởi nhiều cơ quan và mạch máu quan trọng. Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào tuyến tụy đột biến và nhân rộng với tốc độ rất nhanh.
Ung thư tụy khó phát hiện do tuyến tụy nằm sau dạ dày. Các triệu chứng lâm sàng hoặc kiểm tra cận lâm sàng như siêu âm, chụp cắt lớp… rất khó phát hiện, chỉ khi u lớn mới phát hiện được. Vị trí của tuyến tụy cũng khiến việc can thiệp điều trị ngoại khoa rất khó khăn.
Theo bác sĩ Tuấn Anh, ở giai đoạn sớm, ung thư tụy không có triệu chứng đặc hiệu, các biểu hiện lâm sàng mơ hồ, bệnh thường được phát hiện t́nh cờ. Tỷ lệ sống thêm 5 năm chung cho tất cả các giai đoạn không quá 4%.
Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất
Khi muộn, bệnh nhân bị đau bụng thường ở vùng thượng vị, hay hạ sườn phải, chiếm 80-90% trong số các dạng ung thư tụy, nhất là ung thư ở thân và đuôi tụy.
"Bệnh nhân c̣n đau ở bụng dưới trong thời gian dài trước khi biểu hiện các triệu chứng khác", bác sĩ Tuấn Anh cho biết.
Một nghiên cứu về ung thư tụy tại Bệnh viện K đăng trên Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3/2023, thực hiện trên 170 bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn xa, cho thấy tuổi trung b́nh của các đối tượng nghiên cứu là hơn 49 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Bệnh nhân vào viện chủ yếu v́ lư do đau bụng chiếm 80%. Gần 63% bệnh nhân có di căn xa.
Bệnh nhân ung thư tụy cũng bị vàng da, là hậu quả khi khối u xâm lấn đường mật, kèm theo ngứa. T́nh trạng vàng da xảy ra ở 80-90% bệnh nhân u đầu tụy, 6% bệnh nhân u ở thân và đuôi tụy. Vàng da tắc mật tiến triển từ từ, ngày càng tăng dần, vàng càng đậm.
Bệnh nhân c̣n bị sốt. Nhiệt độ tăng kèm rét run như triệu chứng của áp xe đường mật gặp ở 10% bệnh nhân ung thư đầu tuỵ.
Sút cân cũng là triệu chứng hay gặp, thường là 2 tháng trước khi đến gặp thầy thuốc. Bệnh nhân c̣n có thể bị đầy hơi, nôn, trướng bụng, thiếu máu, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi.
Tiến sĩ Đỗ Tuấn Anh khuyến cáo, người dân nên đi kiểm tra định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện, đặc biệt khi có các triệu chứng bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, có phương pháp xử lư đúng.
Điều trị ung thư tụy
Tùy vị trí và giai đoạn bệnh có các phương pháp điều trị tương ứng. Đối với u vùng đầu tụy, phẫu thuật cắt khối tá tụy là phương pháp duy nhất có tính triệt căn, giúp kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Một số phương pháp phẫu thuật khác như cắt khối tá tụy, nối tắt, mổ thăm ḍ, sinh thiết, điều trị hóa chất, hóa trị bổ trợ.
Trường hợp chống chỉ định cắt khối tá tụy, các phương pháp phẫu thuật tạm thời bao gồm nối tắt, mở thông hỗng tràng, dẫn lưu mật… chỉ nhằm mục đích điều trị triệu chứng và hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Điều trị phẫu thuật can thiệp cần kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong ung thư tụy, chăm sóc giảm nhẹ bao gồm điều trị đau, điều trị tâm lư, xử trí t́nh trạng nặng khác.
|
|