Mặc dù h́nh thức của hai loại tỏi này không giống như b́nh thường nhưng lại là loại tỏi có tác dụng pḥng chống ung thư tốt nhất.
Củ tỏi là gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ngoài giá trị sinh học cao, tỏi c̣n là dược thảo có tác dụng toàn diện với sức khoẻ con người.
Tỏi hay c̣n gọi là đại toán. Tên khoa học Allium sativum L. Thuộc họ Hành - Alliaceae.
Theo các chuyên gia, củ tỏi giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, nó là dược thảo có tác dụng toàn diện đối với sức khoẻ con người, dùng để tăng nhiệt cho cơ thể, diệt vi khuẩn rất mạnh, là thuốc chống virus, chất bồi bổ hệ thống miễn dịch, giúp điều ḥa đường máu, trị giun.
Tỏi đặc biệt tốt để pḥng tránh các rối loạn men tiêu hoá, khích thích tiết dịch vị và mật, pḥng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, tỏi làm giảm cholesterol để pḥng bệnh tim mạch. Giải độc nicotin mạn tính, chống nhiễm độc chất phóng xạ. Dưỡng nhan ích thọ làm chậm sự lăo hoá.
Đó là công dụng của tỏi nói chung. Trong thực tế, tỏi có thể bị biến đối do môi trường bảo quản, cách chế biến... Nhưng nhiều người lại không hay biết, vội vàng bỏ ngay không dùng. Chuyên gia khuyến cáo, 2 loại tỏi tác dụng tốt cho sức khỏe, tiếc là chúng ta hay bỏ qua:
Tỏi đen
Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá tŕnh lên men trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 – 90 độ C), độ ẩm dao động từ 80 - 90% và thời gian lên men kéo dài từ 30 - 60 ngày.
So với tỏi thường, tỏi đen có hàm lượng allicin ít hơn - một loại hợp chất hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, lượng axit amin, dinh dưỡng thực vật và chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn tỏi thường.Bên cạnh đó, tỏi đen cũng có nhiều hợp chất tên là S-Allylcysteine (SAC) giúp cơ thể hấp thụ allicin. Với nồng độ cao hơn, tỏi đen có thể hiệu quả hơn trong việc giúp cơ thể nhận được những lợi ích mà allicin cung cấp.
Trả lời trên báo Phụ Nữ Việt Nam, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, tỏi tươi đem lại nhiều công dụng sức khỏe nhưng tỏi đen lại là "dược liệu thời thượng".
"Qua một công đoạn chế biến, tỏi đen giúp ta pḥng chống nhiều bệnh như gút, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là vị thuốc cực quư trong Đông y", chuyên gia nhận định.
Thậm chí, BS Toàn nhấn mạnh, đây là dạng tỏi giúp pḥng chống ung thư tốt. Quá tŕnh lên men khiến tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn đáng kể so với tỏi sống.
Điều này một phần là do allicin, hợp chất tạo cho tỏi có mùi hăng khi bị nghiền nát, được chuyển hóa thành các hợp chất chống oxy hóa như alkaloid và flavonoid khi tỏi đen lên men. Chất chống oxy hóa là hợp chất giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại do oxy hóa. Do đó rất tốt để pḥng chống ung thư.
Trong một đánh giá của 25 nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, tỏi đen đem đến những công dụng tuyệt vời cho bệnh ung thư ở hầu hết các nghiên cứu trên người, động vật và trong ống nghiệm. Tất nhiên đây chỉ là sơ bộ và các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm về khả năng chống ung thư của tỏi đen.
Tỏi mọc mầm
Một số loại rau củ khi mọc mầm sẽ chứa độc tố. Tuy nhiên, đối với tỏi, khi tỏi mọc mầm có nghĩa là nó đang bị già đi chứ không phải hỏng. Thậm chí, việc ăn tỏi mọc mầm c̣n đem lại tác dụng tốt đối với sức khỏe.Trong tỏi mọc mầm chứa nhiều hợp chất ức chế sự hoạt động của các tế bào gây ung thư.
Quá tŕnh nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical - một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể.
Không chỉ vậy, tỏi c̣n sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn. Ngoài ra, tỏi mọc mầm cũng ngăn ngừa sự h́nh thành của mảng bám và có tác dụng bảo vệ tim mạch.
|