Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) chi sẻ trên Tổ Quốc, theo Đông y, chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.
Ăn chuối bình thường đã tốt, sau khi luộc thì hiệu quả còn tăng thêm bội phần. Sau khi luộc, hàm lượng chất xơ, pectin trong chuối sẽ tăng lên rất nhiều. Đồng thời, hàm lượng vitamin, khoáng chất sẽ không biến mất mà thậm chí còn dễ hấp thụ hơn.
Chuối luộc vừa ngon, vừa no lâu. Có tác dụng ức chế sự tích tụ và ngừa sản sinh mỡ. Do đó, phụ nữ nếu kiên trì ăn chuối luộc như một món ăn vặt thì chắc chắn cơ thể không chỉ khỏe lên mà còn giảm cân rõ rệt.
Nếu bạn cảm thấy khó tiêu hãy đem 2-3 quả chuối chín đi luộc. Để cả vỏ luộc chín, sau đó ăn cả vỏ sẽ có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa. Đồng thời trị được cả táo bón lẫn trĩ nội ngoại xuất huyết.
Phụ nữ ăn chuối luộc đều đặn có tác dụng làm đẹp da và dưỡng ẩm cho da. Sở dĩ là vì trong quả chuối có chứa vitamin A, protein, chất chống oxy hóa có thể phục hồi da và đạt được hiệu quả làm đẹp. Việc luộc chuối giúp cho những dinh dưỡng trên dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn.
Thời điểm vàng để ăn chuối luộc là trước bữa ăn trưa và tối 30 phút, hoặc là ăn sau khi tập luyện buổi sáng, như vậy sẽ giúp cơ thể cảm thấy no, giảm nhu cầu thèm ăn và từ đó thúc đẩy giảm cân.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm, chuối dù tốt nhưng không nên lạm dụng, không nên ăn quá 2 quả/ngày. Để có món chuối luộc ngon, đảm bảo dinh dưỡng, nên lựa chọn những nải chuối có kích thước nhỏ và trung bình, vỏ ngả vàng, chín già. Khi luộc cũng phải luộc kỹ, thời gian nấu chuối chị em canh khoảng 15-20 phút.
Táo tàu hấp
Táo tàu được sử dụng làm thuốc trong Đông y với các tên gọi như hồng táo, đại táo. Táo tàu là vị thuốc đông y thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh để làm giảm vị đắng của thuốc, bồi bổ tỳ vị, dưỡng huyết an thần tốt. Tuy nhiên, ngày nay, táo tàu càng phổ biến hơn với công dụng bổ huyết, dưỡng da, giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường sức khỏe tim mạch. Táo tàu cũng được xem là thực phẩm giúp duy trì nét xuân, kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, ăn táo tàu có thể khiến người có tỳ vị hư yếu bị đầy bụng do lớp vỏ cứng của chúng. Vì vậy, táo tàu được khuyến khích nên nấu chín để vừa dễ tiêu hóa, vừa làm tăng tác dụng của chúng khi kết hợp cùng các thực phẩm khác.
Bạn có thể dùng táo tàu để pha trà hoa quả uống, vừa có vị ngọt tự nhiên thay đường, vừa dưỡng da, thải độc tốt. Cũng có thể dùng táo tàu để nấu cháo, canh, chè sen hay đơn giản là hấp chín trong 20 phút đều là những món ăn ngon và bổ dưỡng.
Quả lê
Theo Đông y, quả lê này có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, tính mát, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch, tiêu độc và tiêu đờm. Do đó, trong y học cổ truyền của các nước châu Á, quả lê thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến phổi như ho khan, ho gió và ho có đờm. Do có tính mát nên lê còn đem đến tác dụng tiêu đờm, sinh tân dịch, cả thiện tình trạng đau rát cổ họng, giảm khát…
Theo y học hiện đại, quả lê có chứa các thành phần như canxi, phốt pho, chất xơ, các axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa nên có công dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, cải thiện chức năng hệ hô hấp.
Ăn lê sau khi nấu chín có thể xua tan cảm lạnh, thanh nhiệt giải độc, bổ phổi, giảm ho và đau họng rất hiệu quả.
Chất lignin trong hạt lê vốn là một loại chất xơ không hòa tan, nhưng ăn lê khi được nấu chín, chất lignin này sẽ được phân giải trong đường ruột, giúp cơ thể bài tiết cholesterol xấu.
Cam hấp
Theo VTC News, cam là một loại trái cây rất bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể và có tác dụng tương đối tốt trong việc điều trị các bệnh cảm cúm, ho. Chất xơ có thể nhuận tràng và giúp thanh nhiệt giải độc hàng ngày. Bản thân quả cam cũng có tác dụng xua hỏa, giảm ho.
Nếu có triệu chứng ho, bạn có thể rửa sạch cam rồi cắt nhỏ, rắc một chút muối lên cùi cam rồi cho lên nồi hấp cách thủy khoảng 10 - 15 phút. Sau khi hấp chín, ăn phần thịt cam và nước hấp cùng, vừa có tác dụng giảm ho, giải đờm, vừa có tác dụng trị ho do phổi nhiệt rất tốt.
|
|