Một lượng đáng kể dầu mỏ Nga vẫn đang "lách" qua các lệnh trừng phạt và vào thị trường châu Âu - theo POLITICO (Mỹ).
V́ sao dầu Nga lách qua được lệnh trừng phạt?
Dầu thô vốn là mặt hàng khó theo dơi trên thị trường toàn cầu. Dầu thô có thể dễ dàng được trộn lẫn với các lô hàng khác ở các quốc gia quá cảnh, tạo ra một lô dầu lớn hơn mà nguồn gốc khó xác định.
Ngoài ra, quá tŕnh tinh chế cũng loại bỏ mọi dấu vết về nguồn gốc của nguyên liệu.
“Không giống như đường ống dẫn khí đốt, thị trường dầu mỏ mang tính toàn cầu với các hệ thống hoán đổi và mạng lưới là điều xảy ra thường xuyên", Mikhail Khodorkovsky, cựu Giám đốc điều hành của tập đoàn dầu khí Yukos, nói.
Liên minh châu Âu (EU) đă cấm phần lớn nhiên liệu hóa thạch của Nga kể từ tháng 2/2022, ngoại trừ một số lượng hạn chế dầu thô và khí đốt qua các đường ống, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các sản phẩm dầu mỏ.
Nhưng khối lượng lớn dầu thô của Nga - nguồn đem lại doanh thu lớn hơn khí đốt - vẫn đang được vận chuyển ra thị trường toàn cầu, khiến một số chuyên gia nghi ngờ rằng họ đang t́m đường đến thị trường châu Âu qua cửa sau.
Saad Rahim, nhà kinh tế trưởng tại công ty thương mại hàng hóa toàn cầu Trafigura, cho biết: “Kể từ khi áp dụng các biện pháp trừng phạt, khối lượng dầu thô mà Nga xuất khẩu ít nhiều vẫn ổn định. Có thể dầu của Nga vẫn đang được bán cho EU và các quốc gia phương Tây thông qua trung gian.”
Một nước giảm sản xuất nhưng... tăng xuất khẩu dầu
Một tuyến đường tiềm năng vào châu Âu là đi qua Azerbaijan, giáp với Nga và là điểm khởi đầu của đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC), do BP vận hành.
Cảng Ceyhan, ở Thổ Nhĩ Kỳ, là một trung tâm cung cấp chính mà từ đó dầu thô được vận chuyển đến châu Âu; cảng này cũng nhận được số lượng lớn dầu thô từ Iraq thông qua đường ống Kirkuk-Ceyhan.
François Bellamy, thành viên của Ủy ban Công nghiệp, Nghiên cứu và Năng lượng của Nghị viện Châu Âu, đă đưa ra những nghi ngờ về tuyến đường này.
Ông cho biết, dữ liệu cho thấy Azerbaijan đă xuất khẩu nhiều hơn 242.000 thùng mỗi ngày so với sản lượng được sản xuất từ tháng 4 đến tháng 7 năm ngoái trong khi sản lượng sản xuất mỗi ngày đang giảm trong dài hạn.
“ Làm thế nào một quốc gia có thể giảm sản xuất và tăng xuất khẩu cùng một lúc ? Có điều ǵ đó hoàn toàn không nhất quán trong các số liệu và sự không nhất quán này tạo ra nghi ngờ rằng các biện pháp trừng phạt đang bị phá vỡ", ông Bellamy nói.
Aykhan Hajizada, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Azerbaijan khẳng định nước này không xuất khẩu dầu của Nga sang EU thông qua đường ống dẫn BTC, đồng thời nhấn mạnh Azerbaijan sử dụng dầu không bị trừng phạt bất kể từ nguồn nào .
BP trước đây đă phủ nhận việc đường ống BTC vận chuyển dầu của Nga và dữ liệu mà POLITICO xem được đối với các chuyến hàng dầu thô từ Ceyhan cho thấy khối lượng xuất khẩu sang EU gần đây giảm xuống, từ khoảng 3 triệu tấn mỗi tháng đầu năm 2022 xuống khoảng 2 triệu tấn/tháng trong năm nay.
"Tuyến đường mới" cho dầu Nga
Bên cạnh đó, POLITICO chỉ ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ đă tăng gấp đôi lượng dầu nhập khẩu trực tiếp của Nga vào năm ngoái.
Nước này cũng từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Nga mặc dù đồng thời đề nghị hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine.
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) của Phần Lan đă cảnh báo vào cuối năm ngoái rằng "một tuyến đường mới" cho dầu mỏ của Nga tới EU đang xuất hiện thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một điểm đến ngày càng tăng đối với dầu thô của Nga và tinh chế dầu thô thành các sản phẩm dầu mỏ không bị trừng phạt và bán trên giá trần.
Hồi tháng 3, tổ chức phi chính phủ Global Witness của Anh đă công bố một báo cáo cho thấy dầu của Nga đă liên tục được bán với giá vượt xa mức giá trần 60 USD mà các nước G7 áp đặt vào tháng 12 năm ngoái.
VietBF @ Sưu tầm