Quy tắc số 15 cứu người hạ đường huyết. Khi đột ngột bủn rủn chân tay, lú lẫn, nói sảng là dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết. Người bệnh sẽ bị tổn thương năo nếu không được bù đường ngay.
Giáo sư Tạ Văn B́nh - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương gặp rất nhiều bệnh nhân vừa biết ḿnh bị đái tháo đường đă lo sợ, ăn kiêng kham khổ. Thậm chí, bệnh nhân tiêm insulin nhưng vẫn kiêng ăn gây hạ đường huyết, ảnh hưởng tới tính mạng.
Ông Nguyễn Cao C. (61 tuổi, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) gần đây bị hạ đường huyết phải cấp cứu. Theo người nhà, ông C. mới phát hiện đái tháo đường qua xét nghiệm máu. Ông C. không khám bác sĩ mà tự ăn uống kiêng khem. Cả ngày, ông chỉ ăn rau luộc, ít bột ngũ cốc không dám ăn cơm hay thịt. Ông c̣n lấy thuốc đái tháo đường của anh trai uống.
Khi đi ngủ, ông C. đói cồn cào, người mệt vẫn cố chịu đựng. Tới nửa đêm, ông C. mê sảng. Vợ ông gọi dậy đă thấy chồng lú lẫn, nói sảng và có dấu hiệu yếu chân tay. Ban đầu, người nhà nghĩ ông C. đột quỵ nên vội gọi xe cấp cứu. Tuy nhiên, vào viện bác sĩ cho biết ông bị hạ đường huyết cấp tính.
Sau đợt cấp cứu, ông C. kiểm tra lại đường huyết. Bác sĩ giải thích, các chỉ số trước đó và hiện tại của ông C. ở mức tiền đái tháo đường chưa cần phải uống thuốc nhưng ông tự dùng.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thùy Dung - Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM, hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu hạ thấp. Ở người trưởng thành, mức đường huyết thấp khi < 3,9mmol/L (70mg/dL), dưới 2,8mmol/L (50mg/dL) là mức nguy hiểm cần cấp cứu. Nếu t́nh trạng này kéo dài, người bệnh có nguy cơ tổn thương năo. Ở người trẻ, mức đường huyết dưới 2,8mmol/L là thấp. Ở người bệnh đái tháo đường, mức đường huyết thấp nhất là 4,0mmol/L.
Nếu trong nhà có người mắc đái tháo đường tuưp 2, bác sĩ Dung cho rằng người thân và chính bệnh nhân phải có kiến thức nhận biết và xử trí hạ đường huyết ban đầu. Khi xảy ra hạ đường huyết, giai đoạn đầu người bệnh có thể có các triệu chứng đói run, vă mồ hôi, cảm giác tim đập nhanh, mờ mắt, chóng mặt.
Trường hợp hạ đường huyết nặng, người bệnh có thể có triệu chứng rối loạn tri giác như nói sảng, lú lẫn, co giật, hôn mê. Khi xảy ra hạ đường huyết về đêm, người bệnh dễ có triệu chứng vă mồ hôi, giật ḿnh tỉnh giấc, gặp ác mộng,…
Theo bác sĩ Dung, khi có triệu chứng nghi ngờ hạ đường huyết, người bệnh cần thử ngay đường huyết mao mạch để xác định. Nếu xét nghiệm máu tĩnh mạch hoặc thử đường huyết mao mạch có kết quả lượng đường trong máu giảm thấp < 70mg/dl hay < 3,9mmol/L là dấu hiệu hạ đường máu.
Khi đó, người bệnh và người thân cần biết cách xử trí hạ đường huyết như sau:
Nếu người bệnh c̣n tỉnh táo cần vận dụng quy luật 15:
- Uống ngay 15g đường glucose (3-4 viên kẹo, 1 muỗng canh đường, 1/2 lon nước ngọt, 1 hộp sữa tươi có đường, 1 muỗng canh mật ong…).
- Kiểm tra lại đường huyết mao mạch sau 15 phút. Nếu đường huyết vẫn < 70mg/dl, hăy lặp lại hai bước trên.
- Ngay khi đường huyết > 70mg/dl, cần dùng 1 bữa ăn nhẹ nếu chưa đến bữa ăn chính.
- Khi t́nh trạng hạ đường huyết không cải thiện sau 3 lần xử trí theo quy luật 15, bạn nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện.
Nếu người bệnh hôn mê hoặc thay đổi tri giác:
- Không cố gắng cho bệnh nhân uống nước đường, kẹo v́ có thể gây sặc cho người bệnh.
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để được truyền glucose tĩnh mạch.
Để pḥng ngừa xảy ra hạ đường huyết, bác sĩ Dung cho rằng người bệnh cần ăn đúng bữa, đúng giờ, tiêm insulin đúng giờ và theo dơi đường huyết để mỗi lần tái khám trao đổi với bác sĩ.
Nếu người bệnh thực hiện đúng hướng dẫn các bước sử dụng bút tiêm insulin kết hợp việc lựa chọn dinh dưỡng phù hợp, ăn uống đúng giờ và tập luyện thể lực phù hợp sẽ hạn chế và pḥng ngừa nguy cơ hạ đường huyết.
VietBF@ sưu tập
|
|