Đinh lăng, ngải cứu, trầu không được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau đầu do thời tiết. Vậy 3 loại cây này có tác dụng như vậy hay không?
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân gây ra t́nh trạng đau nửa đầu. Đau nửa đầu do thời tiết có thể gây ra các cơn nhức đầu nghiêm trọng, khó chịu, mệt mỏi, giảm năng suất làm việc hoặc học tập, … Có rất nhiều biện pháp để cải thiện t́nh trạng này, trong đó, nhiều người lựa chọn các bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên, v́ tính đơn giản, tiết kiệm mà có những hiệu quả nhất định.
1. Tại sao thời tiết thay đổi lại gây ra t́nh trạng đau đầu?
Đau đầu do thời tiết không chỉ là sự thay đổi nhiệt độ như nóng hoặc lạnh, mà nó c̣n liên quan đến những thay đổi trong các kiểu thời tiết. Ví dụ, sự thay đổi về áp suất khí quyển và độ ẩm có thể đóng vai tṛ là tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu.
Thời tiết thay đổi là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu cho khoảng 1/3 người. Hơn nữa, sự thay đổi trong hệ thống áp suất như mưa băo hoặc điều kiện độ ẩm cao cũng như thay đổi nhiệt độ có thể làm tăng khả năng bị đau đầu.
Hiện này, các chuyên gia chưa lư giải chính xác tại sao thời tiết thay đổi lại gây ra t́nh trạng đau nửa đầu. Tuy nhiên, một số ư kiến cho rằng, những thay đổi về áp suất khí quyển có thể gây ra sự hưng phấn quá mức ở các vùng năo chịu trách nhiệm về cơn đau.
Ngoài ra, thay đổi áp suất khí quyển có liên quan đến cảm giác áp lực trong tai và chứng đau nửa đầu phát triển do kích hoạt các sợi thần kinh sinh ba. V́ các đường dẫn truyền thần kinh sinh ba tồn tại ở vùng tai nên chứng đau nửa đầu có thể được kích hoạt bởi những cảm giác áp suất trong tai này. Đồng thời, sự thay đổi áp suất khí quyển có thể gây ra cảm giác bị nén ở đầu.
Áp suất khí quyển có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu khi thời tiết thay đổi (Ảnh: Internet)
2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau đầu do thời tiết từ "thảo dược" tự nhiên
2.1. Hỗ trợ điều trị đau đầu từ đinh lăng
Đinh lăng là "thảo dược" quư đối với sức khỏe, được ví như một loại nhân sâm. Trong cây đinh lăng có rất nhiều hoạt chất có lợi đối với sức khỏe như saponin; alkaloid; vitamin B1, B2, B6, vitamin C; acid amin; glycocid; alkaloid; phytosterol; tanin; acid hữu cơ; tinh dầu; nhiều nguyên tố vi lượng và đường.
Theo y học cổ truyền, đinh lăng có tác dụng tăng cường sức khỏe đối những người bị suy nhược, tiêu hóa kém; hỗ trợ điều trị ho, kiết lỵ, phong thấp, đau lưng, cảm sốt, dị ứng, mẩn ngứa, ...
Đặc biệt, trong đinh lăng có tác dụng hoạt huyết, giúp lưu thông khí huyết, dưỡng năo, giúp tăng cường chức năng thần kinh nên có thể hỗ trợ điều trị t́nh trạng đau đầu, rối loạn tiền đ́nh, hoa mắt, mất ngủ, ...
Để hỗ trợ điều trị đau đầu từ cây đinh lăng, mọi người có thể thực hiện theo cách sau:
+ Chuẩn bị: lá đinh lăng khô, cỏ mực, rau má, lá vông, hoàng liên, bạch linh, hoàng bá và cây trinh nữ, tam diệp. Mỗi nguyên liệu chuẩn bị 20g.
+ Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu đun với khoảng 700ml nước, để thuốc cô lại c̣n 300ml rồi tắt bếp. Chia ngày uống 2 lần.
Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng nếu dùng đinh lăng quá liều lượng có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, ... Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu và trẻ em không nên dùng loại thảo dược này.
2.2. Hỗ trợ điều trị đau đầu từ cây ngải cứu
Ngải cứu là một loại rau cũng như là loại thảo mộc được đánh giá cao nhờ mùi thơm đặc biệt, hương vị thảo mộc và những lợi ích tốt đối với sức khỏe như cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị t́nh trạng viêm và rối loạn miễn dịch, điều trị kư sinh trùng và rối loạn tiêu hóa , …
Theo Đông Y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng điều ḥa khí huyết, cầm máu, lưu thông máu lên năo, tăng cường sức khỏe sau sinh, hỗ trợ điều trị đau khớp và chứng đau nửa đầu.
Để giảm các cơn đau nửa đầu, mọi người có thể chế biến ngải cứu thành các món ăn hàng ngày hoặc sắc nước uống theo bài thuốc sau:
+ Chuẩn bị: 100g là ngải cứu, 100g khuynh diệp (bạch đàn)
+ Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu đun với 1 lít nước, đun âm ỉ đến khi cạn c̣n một nửa lượng nước th́ tắt bếp. Chia làm 2 lần, uông trong ngày. Uống trong ṿng từ 3 đến 5 ngày.
Ngoài ra, mọi người có thể dùng lá ngải cứu để xông hơi, kết hợp với một chút muối chườm ấm lên vùng đầu để hỗ trợ điều trị t́nh trạng đau đầu.
2.3. Hỗ trợ điều trị đau đầu từ lá trầu không
Trầu không không phải là nguyên liệu để chế biến món ăn nhưng là một nguyên liệu để ăn trầu. Thông thường trầu không chỉ được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, viêm nhiễm phụ khoa, sát khuẩn vết thương.
Ngoài ra, trầu không c̣n được dùng để giải cảm, giảm t́nh trạng đau nhức đầu bằng các giă nát khoảng 5 lá trầu không đă được làm sạch, dùng để xoa vào thái dương hoặc đỉnh đầu. Các bạn có thể thực hiện phương pháp này khi các cơn đau đầu xuất hiện.
Ngoài việc sử dụng đinh lăng, ngải cứu, trầu không để hỗ trợ điều trị đau đầu, mọi người nên lưu ư thêm một số vấn đề để tránh làm chứng đau nửa đầu trầm trọng hơn:
- Uổng đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 2 đến 3 lít nước
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Hạn chế những nơi có ánh sáng chói, điều này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đau đầu
- Không nên dùng các thiết bị điện từ, thay vào đó bạn hăy nghỉ ngơi hoặc thiền, làm một số việc nhẹ nhàng.
- Giữ tâm lư thoải mái
- Dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc được bác sĩ chỉ định khi đau đầu trầm trọng
3. Một số lưu ư khi dùng các nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ điều trị đau đầu
- Các bài thuốc hỗ trợ điều trị đau đầu từ đinh lăng, ngải cứu, trầu không chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh, mang tính dân gian nên mọi người cần tham khảo ư kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế các chỉ định của bác sĩ.
- Các bài thuốc trên chỉ phù hợp với những trường hợp đau đầu nhẹ. Sau khi áp dụng và không thấy hiệu quả hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, mọi người nên ngưng sử dụng, đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.