Nếu thua trong vụ kiện xâm phạm bản quyền, Apple sẽ phải t́m cách điều chỉnh công nghệ của các ḍng điện thoại thông minh để có thể tiếp tục bán hàng.
Cuộc chiến pháp lư lớn đă nổ ra sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden từ chối phủ quyết lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm Apple Watch do Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đưa ra, theo Hill.
Cáo buộc xâm phạm bản quyền
Tháng 12/2022, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ ra phán quyết Apple đă xâm phạm bản quyền bằng sáng chế công nghệ giám sát nhịp tim đeo tay đă được đăng kư bởi công ty khởi nghiệp có tên AliveCor, trụ sở tại California. Đây là loại công nghệ liên quan tới cảm biến điện tâm đồ mà Apple hiện sử dụng trên các mẫu Apple Watch của hăng.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tuần qua cho biết Washington sẽ không phủ quyết phán quyết của Ủy ban Thương mại Mỹ, dù trước đó Apple đă vận động hành lang để chính quyền Tổng thống Biden chặn lệnh cấm nhập khẩu này, theo Reuters.
Với quyết định của Nhà Trắng, Apple và AliveCor sẽ bước vào cuộc chiến pháp lư có khả năng định đoạt số phận ḍng sản phẩm đồng hồ thông minh được săn đón bậc nhất thế giới.Tháng 12/2022, Ủy ban Xét xử và Kháng nghị về bàng sáng chế (PTAB) thuộc Bộ Thương mại Mỹ kết luận bằng sáng chế công nghệ giám sát nhịp tim đeo tay của AliveCor không hợp lệ. Do đó, lệnh cấm nhập khẩu với đồng hồ thông minh Apple mà Ủy ban Thương mại Quốc tế đưa ra đă bị tạm dừng thi hành.
AliveCor hiện kháng nghị phán quyết của PTAB. Trong khi đó, Apple có động thái tương tự với phán quyết của Ủy ban Thương mại Quốc tế.
Phiên ṭa phúc thẩm cấp liên bang sẽ được tổ chức để quyết định liệu các sản phẩm đồng hồ thông minh của Apple có rơi vào danh sách cấm nhập khẩu hay không.
William Mandir, luật sư thành viên hăng luật sở hữu trí tuệ Sughrue Mion, cho biết 75% phiên ṭa phúc phúc thẩm sẽ nghiêng về quyết định của PTAB, điều này cho Apple lợi thế sớm trong cuộc chiến pháp lư.
"Nói chung, đây sẽ là cuộc chiến cam go, lịch sử các phiên ṭa phúc thẩm đứng về phía Apple. Nhưng sẽ cần phải đi sâu vào những chi tiết rất cụ thể để biết lợi ích của việc kháng cáo là ǵ", ông Mandir nói.
AliveCor lần đầu chia sẻ công nghệ với Apple năm 2015, với hy vọng sẽ giành được tư cách đối tác của gă khổng lồ công nghệ.
Công ty khởi nghiệp cho biết Apple ra mắt các sản phẩm Apple Watch năm 2018 tích hợp cảm ứng theo dơi nhịp tim, đồng thời chặn các ứng dụng của bên thứ ba truy cập dữ liệu nhịp tim của người sử dụng. Điều này khiến AliveCor phải hủy bán các ứng dụng và phụ kiện theo dơi nhịp tim dùng trên Apple Watch.
Trong khi đó, Apple tuyên bố trong bản đệ tŕnh lên ṭa án rằng công ty này đă bắt đầu phát triển và đăng kư bằng sáng chế hệ thống giám sát nhịp tim của riêng ḿnh từ hơn 10 năm trước.
"Các bằng sáng chế mà đơn kiện của AliveCor dựa vào đă bị tuyên bố không hợp lệ, v́ vậy, chúng tôi cuối cùng cùng sẽ thắng kiện", đại diện của Apple cho biết trong một thông báo.
Tương lai của Apple Watch
Quy tŕnh kháng cáo dự kiện sẽ kéo dài tới giữa năm 2024. Theo AliveCor, đơn kháng cáo quyết định của PTAB thường kéo dài trong 12-18 tháng.
Điều này đồng nghĩa bất chấp kết quả là ǵ, các sản phẩm Apple Watch sẽ c̣n nhiều thời gian trước khi bị áp lệnh cấm nhập khẩu. Trong khoảng thời gian ấy, Apple có thể t́m ra cách để tránh nguy cơ đối mặt lệnh cấm.
AliveCor cho biết để ngỏ khả năng dàn xếp ngoài ṭa nếu Apple đồng ư trả liền mua giấy phép với công nghệ giám sát nhịp tim. Dàn xếp này sẽ giúp Apple Watch không bị áp lệnh cấm nhập khẩu. Tuy vậy, công ty khởi nghiệp thừa nhận gă khổng lồ công nghệ không hứng thú với một dàn xếp như vậy.
"Chúng tôi có thể cấp phép sở hữu trí tuệ cho họ ngay ngày mai hoặc ngày kia nếu họ đề nghị, nhưng họ không muốn đối thoại. Những ǵ đang diễn ra là một cuộc chiến pháp lư", CEO AliveCor Priya Abani cho biết.Ngay cả nếu Apple thua phiên kháng cáo và buộc phải dàn xếp với AliveCor, gă khổng lồ công nghệ vẫn có thể giữ lại ḍng điện thoại thông minh bằng cách sửa đổi thiết kế của sản phẩm này.
"Họ sẽ phải loại bỏ hoặc vô hiệu hóa tính năng bị coi là xâm phạm bản quyền. Một lựa chọn khác là vẫn giữ lại tính năng này, nhưng tái lập tŕnh để nó vẫn hoạt động mà không bị coi là vi phạm", John Rabena, luật sư cấp cao của hăng luật Sughrue Mion, nhận xét.
AliveCor hiện cũng theo đuổi một vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Apple, dự kiến sẽ đưa ra xét xử đầu năm 2024.
Công ty khởi nghiệp cáo buộc Apple tạo ra phần mềm cập nhật chứa giới thiệu về ứng dụng theo dơi nhịp tim ngăn chặn các công ty khác tiếp cận dữ liệu nhịp tim người sử dụng Apple Watch, qua đó ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh cũng như các khách hàng sử dụng sản phẩm của AliveCor.
"Với chỉ một phiên bản cập nhật, Apple đă xóa bỏ sự cạnh tranh mà khách hàng rơ ràng muốn và cần, tước đoạt của khách hàng quyền lựa chọn các công cụ phân tích nhịp tim hoạt động tốt hơn những ǵ Apple có thể cung cấp", AliveCor cho biết.
Apple phản bác rằng công ty này không có nghĩa vụ tạo ra môi trường để khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty khác.
Tháng 3/2022, ṭa án phán quyết bác bỏ lập luận của Apple, cho rằng cập nhật phần mềm của Apple rơ ràng nhằm ngăn chặn hoạt động hợp lệ của các bên thứ ba.
CEO của AliveCor Priya Abani cho biết Apple thường xuyên sử dụng chiến thuật tương tự với nhà sản xuất các ứng dụng khác nhằm bóp nghẹt cạnh tranh, khiến người sử dụng có ít lựa chọn hơn.
Bà Abani miêu tả vụ kiện của AliveCor chống lại Apple như cuộc đấu giữa "Goliath và người khổng lồ David", có khả năng ảnh hưởng to lớn tới số phận các công ty khởi nghiệp tại Mỹ.
Tháng trước, Apple cũng vừa hứng chịu một đ̣n đau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế kết luận gă khổng lồ này xâm phạm công nghệ cảm biến đo nồng độ oxy đă được cấp phép của công ty Masimo, theo CNN.
Vụ kiện sẽ tiếp tục trong năm nay, có khả năng Ủy ban Thương mại Quốc tế sẽ ra một lệnh cấm nhập khẩu khác nhắm vào các sản phẩm AppleWatch tích hợp công nghệ nói trên.
|