Khi sắp tṛn 1 năm nổ ra xung đột Nga – Ukraine, liệu các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây nhằm vào Moscow đă thực sự có hiệu quả?
Nga ảnh hưởng ra sao trước lệnh trừng phạt phương Tây
“Nền kinh tế Nga đang trên đà sụt giảm một nửa”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói vào tháng 3/2022, khi ông đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này.
Vào thời điểm phương Tây vừa tung ra các lệnh trừng phạt Nga, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố các biện pháp này sẽ là một đ̣n giáng mạnh vào Moscow. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng các biện pháp trừng phạt của EU sẽ làm tê liệt khả năng tài trợ cho chiến dịch quân sự của Nga.
Đường ống dẫn khí đốt Ḍng chảy phương Bắc 2 ở vùng Leningrad, Nga. Ảnh: TASS
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) dự đoán GDP của Nga sẽ giảm 15% vào năm 2022, trong khi hăng dịch vụ tài chính JP Morgan dự kiến mức giảm 12%. Tuy nhiên, thực tế đă có phần khác so với dự đoán. Nền kinh tế Nga chỉ giảm 2,2% trong năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 3,7%. Lĩnh vực xây dựng vẫn có thể tăng trưởng đáng kể ngay cả khi ngành công nghiệp ô tô và điện tử bị ảnh hưởng.
Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine sắp cán mốc 1 năm vào ngày 24/2/2023, đă nổ ra cuộc tranh luận về việc liệu các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga có thực sự hiệu quả hay không.
“Đừng cứ 5 phút lại nh́n đồng hồ để xem liệu các biện pháp trừng phạt có hiệu quả hay không. Hăy thể hiện sự kiên nhẫn trong chiến lược”, Vladimir Milov, cựu thứ trưởng năng lượng Nga và là tác giả báo cáo của Trung tâm Martens về các biện pháp trừng phạt, cho biết.
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, Ủy ban châu Âu (EC) đă tiến hành một cuộc chiến trừng phạt nhằm vào Nga. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của EU đă gặp khó khăn khi nhiều lần không đạt được sự đồng thuận của của toàn bộ liên minh.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban, một trong những người chỉ trích cách tiếp cận của EU đối với cuộc xung đột tại Ukraine, nhiều lần nói rằng các biện pháp trừng phạt đă gây tổn hại cho EU nhiều hơn so với Nga.
Gần đây nhất, ngày 19/2, ông Orban cho biết các biện pháp trừng phạt mà EU áp đặt đối với Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine đă khiến nền kinh tế Hungary thiệt hại 10 tỷ euro.
Một số quốc gia EU nhận thấy họ không có luật pháp, bộ phận tuân thủ hoặc thủ tục để thực hiện các biện pháp trừng phạt đă được thống nhất tại Brussels.
Trong số các thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tham gia trừng phạt Nga cũng đă trở thành một vấn đề lớn.
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, tuy nhiên khẳng định sẽ không cho phép các hành vi vi phạm các biện pháp trừng phạt xảy ra trên lănh thổ nước này.
Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Tính đến quư 3/2022, nhập khẩu của Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ đă tăng lên hơn 1 tỷ USD/tháng, gần gấp đôi con số cùng kỳ năm trước.
V́ sao Nga vẫn đứng vững trước băo trừng phạt?
Khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga chủ yếu không phải do năng lực về mặt kỹ thuật của ngân hàng trung ương hay các biện pháp trừng phạt chưa đạt hiệu quả, mà do lỗ hổng trong các lệnh trừng phạt.
“Việc không sớm áp đặt lệnh cấm xuất khẩu của Nga đă dẫn đến thặng dư thương mại và tài chính cao kỷ lục, mang lại cho Nga ‘tấm đệm’ tài chính lớn, đủ để chống chọi với các biện pháp phạt. Phương Tây chỉ trừng phạt hàng nhập khẩu của Nga, trong khi hàng xuất khẩu th́ vẫn tiếp tục hoạt động. Kết quả là ngành công nghiệp ô tô và điện của Nga gặp khó khăn nhưng việc xuất khẩu dầu và khí đốt th́ không”, nhà kinh tế học Oleg Itskhoki đánh giá.
Nhiều nhóm nhà kinh tế phương Tây khác nhau đă cố gắng thuyết phục các chính trị gia Đức rằng việc cắt nguồn cung cấp năng lượng của Nga sẽ không khiến nền kinh tế Đức sụp đổ.
“Ngay sau khi xung đột nổ ra, các chính trị gia Đức đă đưa ra tuyên bố rằng lệnh cấm vận năng lượng Nga sẽ gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng”, một nhà kinh tế đánh giá
“Chúng tôi chỉ nghĩ rằng điều quan trọng là phải xem xét dữ liệu và suy nghĩ một cách có hệ thống. V́ vậy chúng tôi đă tập hợp một nhóm các nhà kinh tế năng lượng cũng như các nhà kinh tế và đưa ra kết luận rằng điều này thể dẫn đến suy thoái từ 0,5-3% chứ không gây ra thảm họa kinh tế”.
Tuy nhiên, EU chỉ có thể tự tách ḿnh khỏi năng lượng của Nga với khả năng mà Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có thể chấp nhận.
Việc EU thiếu sự đồng thuận trong trừng phạt Nga đă giúp Moscow hưởng lợi. Vào tháng 3/2022, Nga đă kiếm được 1 tỷ euro mỗi ngày từ xuất khẩu năng lượng. Doanh thu từ dầu khí tăng từ 40% lên 60%. Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Đức đă mua 24 tỷ euro nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Mới đây nhất, một quan chức EU thừa nhận khối này đă áp đặt tất cả các lệnh trừng phạt chính nhằm vào Nga và đến nay đă gần cạn kiệt biện pháp hạn chế.
“Lệnh trừng phạt chính đă được áp dụng v́ chúng tôi đă áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga. Một khi đă thực hiện các bước chính, chúng ta không c̣n nhiều việc để làm nữa”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel hôm 20/2 nói.
VietBF @ Sưu tầm