Dù áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, người mắc bệnh do virus Marburg gây ra đều có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Ngày 15/2, tại Guinea Xích Đạo (châu Phi), có 9 trường hợp tử vong và 16 trường hợp nghi nhiễm virus Marburg với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, xuất huyết, suy đa tạng.
T́nh huống này dẫn tới việc Tổ chức Y tế Thế giới WHO phải đưa ra những cảnh báo. Vậy virus Marburg là ǵ, có dễ lây nhiễm không và cần làm ǵ để pḥng ngừa?
Virus Marburg có tỷ lệ tử vong cao
Virus Marburg cùng họ với virus Ebola, có cấu trúc ARN, là một virus có ổ chứa tự nhiên là một loài dơi ăn quả ở châu Phi là Rousettus aegyptiacus. Tên của virus được lấy từ pḥng thí nghiệm Marburg nước Đức - nơi phát hiện ra loại virus này vào năm 1967.
Virus Marburg gây bệnh lẻ tẻ tại các nước cận Sahara như Uganda, Guinea Xích đạo, Congo, Angola… với tỷ lệ tử vong cao có thể từ 30-90%.
Virus Marburg. Ảnh: Newscientist
Hiện nay, chưa có vắc xin hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị. Người mắc bệnh do virus Maruburg sẽ phải cách ly nghiêm ngặt và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ như bù nước điện giải, chống xuất huyết, truyền máu, nếu có biểu hiện nặng cần thở oxy, hồi sức chống suy đa tạng… Dù áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, người mắc bệnh đều có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Virus Marburg lây qua đường nào?
Con người hít phải chất tiết hoặc nước tiểu của loài dơi ăn quả sẽ bị nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người.
Virus Marburg lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, dịch cơ thể, đường máu, nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, các chất tiết nôn, sữa, dịch ối, tinh dịch…
Ngoài ra, một số vật dụng chăm sóc người bệnh như quần áo, ga trải giường, bơm kim tiêm, vật dụng y tế… nếu nhiễm virus có thể lây sang người. Virus Marburg cũng có thể lây trong pḥng thí nghiệm hay nhân viên y tế chăm sóc người bệnh.
Triệu chứng khi nhiễm virus Marburg
Bệnh do virus Marburg gây ra rất khó chẩn đoán lâm sàng, biểu hiện lâm sàng rất dễ nhầm với các bệnh lưu hành tại vùng đó. Ví dụ, ở châu Phi, bệnh có triệu chứng tương tự Ebola, sốt vàng, thương hàn, sốt xuất huyết…
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-21 ngày. Khởi phát, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau người. Ngày thứ 5 có thể xuất hiện phát ban, cảm giác rát trên thân ḿnh.
Ngoài ra, một số triệu chứng kèm theo như buồn nôn, đau ngực, đau bụng, đau họng, tiêu chảy, vàng mắt. Người bệnh có biểu hiện xuất huyết, mê sảng đi vào sốc và dẫn đến suy gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu và có thể gây tử vong.
Để chẩn đoán xác định ca bệnh nhiễm virus Marburg cần sử dụng xét nghiệm trong pḥng thí nghiệm như ELISA và PCR. Đối với các bệnh nhân tử vong có thể lấy máu hoặc các mẫu sinh thiết tại các tổ chức của cơ thể để làm nhuộm hóa mô miễn dịch hoặc nuôi cây để phát hiện ra virus.
Cách pḥng ngừa virus Marburg
Bệnh do virus Marburg chưa có vắc xin pḥng bệnh nên chúng ta cần pḥng bệnh bằng các phương pháp không đặc hiệu như:
- Hạn chế đến các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tránh tiếp xúc với các loài dơi ăn quả cũng như với người nghi ngờ mắc bệnh.
- Nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh th́ cần mang bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, dung dịch sát trùng, khử khuẩn…).
Virus Marburg có khả năng lây sang Việt Nam không?
Tại Việt Nam chưa xuất hiện ca bệnh do virus Marburg, chúng ta cần thận trọng nhưng không cần quá hoang mang, lo ngại v́ từ trước đến nay bệnh mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ và liên quan đến ở châu Phi, chưa lan sang các lục địa khác.
Hơn nữa, các bệnh dịch nguy hiểm thường lây qua đường hô hấp v́ virus sẽ phát tán nhanh. Virus Marburg chỉ có thể lây khi tiếp xúc gần và gây bệnh mang tính đặc thù theo vùng. Đây là một bệnh gây dịch nguy hiểm nhưng hiện tại chưa đủ yếu tố để lan ra toàn cầu cũng như đến Việt Nam.
Người dân cần nâng cao cảnh giác, theo dơi chặt chẽ diễn biến bệnh để có những biện pháp bảo vệ bản thân sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.