Lầu Năm Góc cho biết vật thể bị bắn hạ ở Canada là một khí cầu kim loại nhỏ, gắn một số thiết bị bên dưới, từng bay qua các "cơ sở nhạy cảm".
Trong báo cáo gửi các nghị sĩ quốc hội Mỹ hôm 13/2, Lầu Năm Góc cho biết vật thể này đă di chuyển qua "các địa điểm nhạy cảm của Mỹ" trước khi bị tiêm kích bắn hạ ở vùng Yukon của Canada ngày 11/2. Vật thể này sau đó từ từ rơi xuống vùng biển ngoài khơi Yukon.
Cũng theo tài liệu, vật thể bị bắn hạ là một khí cầu kim loại nhỏ, mang theo một khối thiết bị bên dưới. Bộ trưởng Quốc pḥng Canada Anita Anand trước đó mô tả vật thể có h́nh trụ, nhỏ hơn khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ ở Nam Carolina hôm 4/2.
Báo cáo này là một trong những mô tả đầu tiên của Bộ Quốc pḥng Mỹ kể từ khi bắn hạ ba vật thể bay lạ cuối tuần qua, bao gồm cả vật thể bị bắn rơi ở Alaska ngày 10/2 và ở Hồ Huron, Michigan ngày 12/2.

Khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ ngoài khơi bang Nam Carolina ngày 4/2. Ảnh: AP.
Canada đang nỗ lực thu hồi mảnh vỡ của khí cầu kim loại rơi xuống biển, trong khi Mỹ cũng bắt đầu t́m kiếm xác vật thể rơi ở Alaska và Michigan. Báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay vật thể bay bị bắn ở Alaska có kích thước "tương đương một ôtô cỡ nhỏ" và không giống khí cầu Trung Quốc bị hạ ở Nam Carolina
Bộ trưởng Quốc pḥng Lloyd Austin cho biết tính đến chiều 13/2, Mỹ "chưa thu hồi được bất kỳ mảnh vỡ nào" từ những vật thể bay lạ này.
"Ở Alaska, vật thể đă rơi xuống biển băng. Gió lạnh cũng như các tác động thời tiết khác trong khu vực dẫn đến lo ngại về an toàn trong quá tŕnh thu hồi", ông Austin nói. "Tại Hồ Huron, Bộ Tư lệnh Pḥng không Bắc Mỹ (NORAD), Lực lượng Tuần duyên và FBI đang hợp tác chặt chẽ với Canada để xác định vị trí mảnh vỡ".
Hiện chưa rơ các vật thể bị hạ gần đây đến từ đâu cũng như chức năng của chúng là ǵ. Austin hy vọng có thể biết được câu trả lời khi mảnh vỡ được thu hồi.
Thông tin từ Lầu Năm Góc xuất hiện trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ đang hối thúc chính quyền Tổng thống Joe Biden giải thích lư do liên tiếp hạ lệnh bắn hạ ba vật thể bay trong ba ngày, sau vụ "khí cầu do thám" Trung Quốc. Họ cho rằng đây dường như là phản ứng quá mức của chính quyền sau sự cố khí cầu Trung Quốc.
Nhà Trắng hôm 13/2 phủ nhận hành động nhanh chóng gần đây của Tổng thống Biden là do áp lực chính trị trong nước, sau những chỉ trích trước đó rằng ông đă chờ đợi quá lâu để ra lệnh hạ khí cầu Trung Quốc bị nghi hoạt động do thám.
"Đây là quyết định hoàn toàn dựa trên những ǵ có lợi nhất cho người dân Mỹ", điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho hay.