Vào lúc 3:10 phút sáng 9/2/2023, Đại tá Bùi Văn Tùng đă chết 94 tuổi. Tuyên bố đầu hàng mà ông soạn cho Đại tướng Dương Văn Minh đọc vào trưa 30-4-1975 là một trong những văn kiện quan trọng nhất, đánh dấu sự khép lại trang sử kéo dài 30 năm của người Việt.
H́nh ảnh đại uư Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66, và trung tá (lúc đó 1975 hàm trung tá) Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn 203, được Borries Gallasch, phóng viên tạp chí Tấm Gương của Cộng hòa Liên bang Đức, người châu Âu duy nhất có mặt bên trong Dinh Độc Lập vào thời điểm đó, mô tả cực kỳ đối lập. Đại úy Thệ th́ rất vơ biền, trung tá Tùng th́ đàng hoàng đĩnh đạc.
Borries Gallasch viết: “Tay Thệ cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn, yêu cầu ông Minh ra đài phát thanh. Nhưng tướng Minh không muốn đi… Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của quân Giải phóng, Chính ủy Bùi Văn Tùng, xuất hiện... Ông Tùng quyết định cho đưa vị tổng thống bị bắt giữ đến đài phát thanh”.
Trong cuốn sách Borries Gallasch là chủ biên, xuất bản tại Tây Đức vào tháng 9-1975 không nhắc ǵ thêm về Thệ. Trong khi, mô tả rất rơ việc Chính ủy Bùi Văn Tùng “thảo lời đầu hàng trên một tờ giấy màu xanh”.
Borries Gallasch viết điều mà ông chứng kiến ngay trong ngày 30-4-1975, ông mất năm 1981, khi chưa biết cái ngày bên thắng cuộc lại có một “Lư Thông” xuất hiện.
Cũng trong sáng 9/2/2023, khi nghe tin Đại tá Bùi Văn Tùng trút hơi thở cuối cùng, tôi mở lại Hồi kư của Thượng tướng Trần Văn Trà. Trong tập “Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm” xuất bản năm 1982 (bắt đầu viết 1978), đoạn tiến vào Dinh, không thấy chỗ nào Danh Tướng này nhắc đến Thệ hay Trung đoàn 66. Trong khi, ông cho biết một điều rất quan trọng: “Khi Lữ 203 xe tăng của Quân Đoàn II đến cầu xa lộ Đồng Nai th́ bộ binh vẫn c̣n ở xa chưa đến kịp”.
Không thể chờ bộ binh, Lữ 203 phải nhờ vào Trung đoàn 116 đặc công biệt động. “Trừ 2 đại đội ở lại giữ cầu, toàn bộ Trung đoàn 116 ngồi lên xe tăng của Lữ 203 cùng hợp đồng chiến đấu”. Từ đấy vào đến Dinh Độc Lập cả Lữ 203 và Trung đoàn 116 c̣n phải đổ máu rất nhiều.
Các chỉ huy của Trung đoàn 116 có mặt trong xe tăng thứ 3 vào Dinh nhưng chưa từng có ai lên tiến tranh công với đồng đội.
Lịch sử không thấy nói ở thời điểm chiếc xe Jeep mà Trung đoàn 66 thu được do chiến sỹ Đào Ngọc Vận lái chở trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ chạy vào Dinh, Trung đoàn 66 đang ở đâu......
Tuyên bố đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh Trung tá Bùi Văn Tùng viết ngắn gọn: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố Chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”.
Tướng Dương Văn Minh đọc xong, Trung tá Bùi Văn Tùng đọc tiếp: “Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
Huy Đức
****
Con gái ông Bùi Văn Tùng chia sẻ, trong một bài viết cho BBC năm 2020, bà Quỳnh Hoa, con gái ông Bùi Văn Tùng, nói:
"Năm 2006, khi biết Phạm Xuân Thệ phủ nhận việc ba- chính ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có mặt tại dinh- mà bỗng đột ngột xuất hiện tại đài phát thanh Sài G̣n, và cho rằng ông ta, một đại uư bộ binh đă giao lại nội các Dương Văn Minh, rồi cùng ngồi soạn thảo văn kiện đầu hàng với trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng, ba chỉ nói nhẹ nhàng, tay này tầm bậy.
Ba hiểu rằng cuộc chiến đấu này có biết bao nhiêu chiến sĩ quên ḿnh ngă xuống cho đất nước hoà b́nh, thống nhất.
Tôi muốn đi kiện, viết báo đính chính, th́ ba bảo để ba viết đơn báo cáo cho cấp trên của ba khiển trách Phạm Xuân Thệ chứ không nên vạch áo cho người xem lưng. Ba tin rằng những con người xấu trong quân ngũ, tranh công, đổ lỗi chỉ là thiểu số, c̣n quân đội ta là quân đội anh hùng, chiến sĩ ta rất dũng cảm và trung thực."
Sự kiện lịch sử diễn ra trưa 30/4/1975, trong hàng chục năm qua, đă tạo ra các luồng thông tin mà nhiều người gọi là "nhiễu loạn".
Đại diện cho quan điểm ủng hộ ông Phạm Xuân Thệ, sau này là Trung tướng, một bài báo viết:
"Nếu đồng chí Bùi Văn Tùng có mặt ở Dinh cùng đồng chí Phạm Xuân Thệ th́ sao đồng chí Tùng không xuất hiện trước Dương Văn Minh mà chỉ có đồng chí Thệ yêu cầu Dương Văn Minh ra Đài tuyên bố đầu hàng. Đồng chí Tùng đi cùng ai, ai làm chứng nghe đồng chí nói? Không có ai."
"Thực chất là: Bản soạn thảo gốc và bản thảo Dương Văn Minh chép đều do đồng chí Phạm Xuân Thệ giữ, bỏ vào túi áo."
"Gần đây đồng chí Tùng đưa ra bản photocopy đăng các báo, nói là photo từ bản gốc. (Không có gốc th́ photo sao được!? V́ sao bản gốc th́ mất mà giữ bản photo làm ǵ?) Nếu đồng chí Tùng nói bản gốc th́ khoa học h́nh sự sẽ xác định bản thảo viết khi nào? Rơ ngay."
Năm 2008, ông Bàng Nguyên Thất, chiến sỹ thông tin liên lạc thuộc Đại đội 70, Tiểu đoàn 68, Trung đoàn 59, tuyên bố:
"Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh giới thiệu với Tổng thống Dương Văn Minh rằng đây là cán bộ chỉ huy của quân giải phóng. Ông Dương Văn Minh giơ tay ra bắt và nói chúng tôi đang chờ các ông đến để bàn giao, nhưng đồng chí Phạm Xuân Thệ gạt đi, nói rằng bây giờ quân giải phóng đă làm chủ nội đô, các anh phải ra hàng vô điều kiện. Đồng chí Thệ nói với Dương Văn Minh, đại ư hiện nay c̣n một số tỉnh vẫn c̣n tử thủ quyết liệt, ông là Tổng thống, ông phải kêu gọi và ra lệnh cho quân đội đầu hàng."
C̣n Đạo diễn Điện ảnh Phạm Việt Tùng đă làm phim tài liệu 'Một sự thật lịch sử' về vụ việc.
Ông Phạm Việt Tùng nói: "Cả bộ phim chỉ chứng minh và khẳng định ông Phạm Xuân Thệ không liên quan ǵ đến việc soạn thảo văn bản đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh."
Một bài báo năm 2021 nói: "Một trong những chứng cứ "không thể chối căi" khẳng định ông Bùi Văn Tùng chính là người đă thảo lời đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh chứ không phải ông Phạm Xuân Thệ như vẫn thông tin lâu nay, đó là: bản viết tay do chính ủy Bùi Văn Tùng soạn thảo (đến nay vẫn c̣n được lưu giữ rất rơ ràng) và Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm rồi phát trên Đài phát thanh Sài G̣n khớp từng chữ với đoạn băng cassette mà nhà nghiên cứu Nguyễn Nhă ngồi tại nhà ghi lại được qua sóng phát thanh thời khắc lịch sử đó."
BBC