Khoai tây bắt đầu nảy mầm và chuyển sang màu xanh sau hai, ba ngày sau khi bạn mua về nhà, đừng nghĩ là do kém chất lượng, thực ra rất có thể bạn đă bảo quản chưa đúng cách. Nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản khoai tây và giữ chúng không bị biến chất trong nhiều tháng, bạn cần hiểu rơ 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hư hỏng của chúng là ánh sáng, nhiệt độ và không khí, đồng thời ghi nhớ 5 điều cấm kỵ khi bảo quản để tránh lăng phí thực phẩm hoặc gây hại cho sức khỏe.
Ánh sáng mặt trời khiến khoai dễ chuyển sang màu xanh và sinh độc tố
Chúng ta đều biết, chất độc sinh ra là do lượng alkaloid trong mầm khoai tây tăng cao, đặc biệt là phần chồi và lớp biểu b́, sau khi ăn có thể bị ngộ độc, tiêu chảy, yếu tay chân, thậm chí mang đi hấp, chiên, rán cũng không thể phân hủy được. Nếu không được bảo quản đúng cách, khoai tây không những không mọc mầm mà c̣n chuyển sang màu xanh, sinh ra chất gây ung thư.
Khoai tây được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong quá tŕnh trồng, bảo quản hoặc vận chuyển, ánh sáng đỏ và xanh lam trong mặt trời thúc đẩy quá tŕnh tổng hợp và tích lũy solanine, đồng thời nhiệt độ thay đổi mạnh hoặc thời gian bảo quản lâu sẽ phá hủy trạng thái ngủ đông của nó và thúc đẩy khoai tây chuyển sang màu xanh.
Hội đồng Nông nghiệp của Hành chính Đài Loan (Trung Quốc) từng giải thích trên trang web của ḿnh rằng nếu khoai tây chuyển sang màu xanh hoặc nảy mầm, điều đó có nghĩa là khoai tây tích tụ solanine (Glycoalkaloids), chất độc và không ăn được.
Ann Ziata, đầu bếp kiêm giảng viên ẩm thực của Viện Giáo dục ẩm thực Mỹ, cũng cho rằng bóng râm hay bóng tối là môi trường lư tưởng nhất cho khoai tây, ánh nắng mặt trời sẽ khiến vỏ khoai có màu xanh, phần gần vỏ xanh sẽ có vị đắng. Nếu chỉ một phần nhỏ bị chuyển sang màu xanh, vẫn có thể ăn được sau khi gọt vỏ sâu hơn một chút, nhưng nếu t́nh h́nh nghiêm trọng th́ nên loại bỏ.
Nhiệt độ tối ưu là 7-10 độ C tinh bột được chuyển hóa thành đường ở nhiệt độ thấp
Khoai tây thường được thu hoạch vào tháng 2 và trồng trong khoảng 3-4 tháng, có thể duy tŕ t́nh trạng tốt nhất trong môi trường 45 đến 50độ F (khoảng 7,2-10 độ C), nhưng nếu được bảo quản dưới 42 độ F (khoảng 5,6 độ C), tinh bột trong khoai tây sẽ được chuyển hóa thành đường, ảnh hưởng đến hương vị và mùi vị.
Jamey Higham, Chủ tịch Ủy ban Khoai tây Idaho (Mỹ), cho biết nếu khoai tây được bảo quản ở nhiệt độ trên 55 độ F (khoảng 12,8 độ C), khoai tây sẽ bị hỏng, mất nước một cách nhanh chóng thậm chí nảy mầm. Do đó, nó không thích hợp để làm lạnh hoặc để trong tủ lạnh, chỉ cần một nơi mát mẻ.
Không khí cũng là một yếu tố quan trọng để bảo quản khoai tây. Ziata khuyên rằng thay v́ "niêm phong" (đóng kín) nó, hăy mở túi, giỏ hoặc bao tải để thông gió và tránh ẩm ướt hoặc tích tụ hơi ẩm để ngăn vi khuẩn phát triển.
5 điều cấm kỵ khi bảo quản khoai tây:
1. Cho khoai tiếp xúc ánh nắng
Như đă nói ở trên, ánh sáng đỏ và xanh lam trong ánh sáng mặt trời sẽ thúc đẩy quá tŕnh tổng hợp và tích lũy solanine, phá hủy trạng thái ngủ đông của nó và thúc đẩy sự hư hỏng của khoai tây.
Khoai tây cần có sự lưu thông không khí nên không nên bọc kín trong hộp hoặc túi ni lông để tránh tích tụ độ ẩm gây mốc, nảy mầm mà nên cho vào túi giấy, bao tải hoặc rổ rồi mở ra.
3. Rửa khoai tây
Đừng nghĩ rằng việc loại bỏ lớp bụi, đất ở lớp da bên ngoài củ khoai là hợp vệ sinh, nhưng thực tế nó sẽ làm gia tăng sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
4. Để chung với hành tây
Khoai tây được kích thích nảy mầm do chất ethylene từ hành tây giải phóng trong quá tŕnh bảo quản.
5. Để khoai trong tủ lạnh
Khoai tây thích môi trường khô ráo, thoáng mát nhưng nhiệt độ quá thấp hoặc bảo quản trong tủ lạnh sẽ chuyển hóa tinh bột trong khoai tây thành đường, khi nấu chín sẽ chuyển sang màu đen chỉ trong vài tuần.
Trên thực tế, bản thân củ khoai tây có solanine, hầu hết được lưu trữ trong thân và lá, chỉ một lượng nhỏ được t́m thấy trong vỏ củ và mắt của chồi. Không khí ở nhiệt độ thấp sẽ khiến khoai tây dễ sinh ra solanine hơn.
Tuy nhiên, nếu muốn cho vào tủ lạnh, bạn có thể bóc vỏ trước và ngâm nó vào nước sôi, có thể bảo quản được 3-4 ngày.
|
|