Huyết áp tăng, rối loạn giấc ngủ, xuất hiện cảm giác lo lắng là những tác dụng phụ của cà phê cho thấy bạn nên ngừng sử dụng loại thức uống này.
Cà phê có chứa caffeine, kích thích hệ thần kinh trung ương với khả năng chống lại mệt mỏi, gia tăng năng lượng. Thức uống này cũng giúp cải thiện sự tập trung, mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên thực tế, khả năng dung nạp caffein của mỗi người là khác nhau. Tiêu thụ quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, mỗi người nên theo dõi các triệu chứng khi uống cà phê.
Cao huyết áp
Cà phê có thể làm tăng huyết áp trong một thời gian ngắn sau khi tiêu thụ. Một đánh giá của 34 nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 200-300 mg caffein từ cà phê (tương đương 1,5-2 cốc) dẫn đến mức tăng trung bình lần lượt là 8 mm Hg, 6 mm Hg đối với huyết áp tâm thu và tâm trương.
Những người bị huyết áp cao nên ngừng uống cà phê. Tuy nhiên, nhiều kết quả điều tra khác cũng phản ánh, tùy kiểu gen, lượng cà phê có thể làm tăng hoặc không làm tăng huyết áp của một người.
Huyết áp tăng cao là yếu tố nguy cơ gây đau tim, đột quỵ vì có thể làm hỏng các động mạch theo thời gian, hạn chế lưu lượng máu đến tim, não. Các nhà nghiên cứu cho biết, tác dụng của caffeine đối với huyết áp chỉ là tạm thời.
Bên cạnh nhiều lợi ích với sức khỏe, cà phê có thể gây các tác dụng phụ. Ảnh: Freepik
Trào ngược axit
Cà phê có thể hỗ trợ sức khỏe của gan, chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy uống nhiều hơn 2 tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến việc giảm tỷ lệ sẹo gan và ung thư gan ở những người bị bệnh gan.
Bên cạnh lợi ích, caffeine có thể gây ra các triệu chứng trào ngược axit vì có tác dụng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, gây trào ngược axit. Bên cạnh đó, uống trà và soda (tất cả đồ uống chứa caffein) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Dung nạp liều lượng lớn caffeine có thể dẫn đến phân lỏng hoặc thậm chí tiêu chảy ở một số người.
Rối loạn giấc ngủ
Do hàm lượng caffein cao, uống cà phê trong 6 giờ hoặc ít hơn trước khi đi ngủ có những tác động gây rối loạn giấc ngủ.
Thông thường cảm giác buồn ngủ nảy sinh khi trong não tích tụ một chất gọi là adenosine. Caffeine trực tiếp chặn adenosine, điều này làm giảm buồn ngủ sau khi uống. Nếu không thể bỏ thói quen uống cà phê bạn nên uống vào buổi sáng với liều lượng vừa phải.
Rối loạn lo âu
Caffeine có công dụng làm tăng sự tỉnh táo bằng cách ngăn chặn tác động của adenosine. Tuy nhiên, ở liều cao hơn, người uống có thể xuất hiện cảm giác lo lắng và hồi hộp. Do hàm lượng caffein cao, uống quá nhiều cà phê có thể khiến tim đập nhanh, run, nhức đầu và mất ngủ. Những người mắc chứng rối loạn lo âu rất nhạy cảm với những tác động của caffein.
Tăng cân
Cà phê có thể thay đổi quá trình lưu trữ chất béo, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, cả hai đều có lợi cho việc quản lý cân nặng. Tuy nhiên, ở một số người, uống cà phê gây ra cảm giác no. Thông thường, cảm giác no này khiến người uống muốn bỏ bữa hoặc ăn nhẹ. Tuy nhiên, khi cảm giác no biến mất, dạ dày trống rỗng, cơ thể sẽ cảm thấy đói. Điều này khiến nhiều người ăn uống quá đà vào bữa tiếp theo vì quá đói.
VietBF@sưu tập