Không chỉ gây mệt mỏi, giảm hiệu suất công việc, thiếu ngủ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, không cung cấp đủ năng lượng, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Giấc ngủ chiếm một phần ba thời gian cuộc đời mỗi người. Khi ngủ, cơ thể tiết ra hormone giúp chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động và sự tăng trưởng. Không ngủ đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lư như tim mạch, béo ph́, tiêu hóa...
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, hệ tiêu hóa làm việc liên tục vào ban ngày để phân hủy thức ăn, tạo glucose để cơ thể duy tŕ các hoạt động. Khi ngủ, nhu cầu glucose giảm đi, v́ thế quá tŕnh trao đổi chất và tiêu hóa cũng chậm lại. Ngủ đủ giấc tạo cơ hội cho hệ tiêu hóa nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng, các tế bào niêm mạc dạ dày, đường ruột được phục hồi và tái tạo.
Khi thiếu ngủ, hệ tiêu hóa làm việc quá tải, ảnh hưởng đến quá tŕnh phân giải thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa dưới đây.
Tăng các yếu tố gây viêm, loét đường tiêu hóa
Thời gian ngủ ít khiến hệ tiêu hóa buộc phải tăng tiết dịch vị, làm tổn thương các tế bào niêm mạc tiêu hóa. Đồng thời, sự sinh trưởng của các vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng.
Tiến sĩ Khanh dẫn nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ngủ không đủ giấc, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra dư thừa các cytokine gây viêm, khiến t́nh trạng viêm trở nên tồi tệ hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cytokine c̣n có thể huy động và kích hoạt các tế bào viêm. Những thay đổi trong các cytokine này c̣n được t́m thấy ở một số người mắc bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột, bệnh gan và ung thư đại trực tràng.
Tạo thói quen ăn đêm gây gánh nặng tiêu hóa
T́nh trạng mất ngủ kéo dài làm giảm lượng hormone leptin giúp kiểm soát cảm giác đói, no và tăng hormone ghrelin kích thích sự thèm ăn. Điều này góp phần tạo thói quen ăn đêm, gây hại cho hệ tiêu hóa. Cơ thể giảm tiết insulin sau ăn và giảm khả năng dung nạp glucose, khiến người thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh đường huyết, đái tháo đường, thừa cân, béo ph́.
Ăn đêm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị tiêu hóa, khiến axit thừa tấn công ngược lại niêm mạc dạ dày, gây tổn thương các tế bào niêm mạc. Trong khi đó, những thức ăn sử dụng về đêm thường chứa nhiều muối, dầu mỡ hoặc đường như đồ hộp chế biến sẵn, snack, bánh kẹo ngọt, carbohydrate tinh chế có trong ḿ gói, bánh ḿ. Đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt có ga, bia rượu càng gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Rối loạn chức năng dạ dày, ruột
Thiếu ngủ cũng khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Hệ thống thần kinh ruột được ví như "bộ năo thứ hai", do cùng chứa các loại tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh được t́m thấy trong hệ thống thần kinh trung ương (năo và tủy sống).
Sau khi cảm nhận được thức ăn đă đi vào ruột, các tế bào thần kinh trong đường tiêu hóa truyền tín hiệu cho các tế bào cơ để bắt đầu một loạt các cơn co thắt ruột đẩy thức ăn đi xa hơn, phân hủy thức ăn thành chất dinh dưỡng và chất thải. Lúc này, hệ thần kinh ruột sử dụng chất dẫn truyền thần kinh như serotonin để giao tiếp và tương tác với hệ thần kinh trung ương.
Stress (căng thẳng) do thiếu ngủ có thể khiến hệ thần kinh trung ương điều khiển làm co cơ, giảm lưu thông máu trong đường ruột, ảnh hưởng nhu động ruột, khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày, ruột như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này, người bệnh hay xuất hiện các triệu chứng chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón, khô miệng, hơi thở hôi...
Đường ruột là nơi tập trung hơn 70% thành phần hệ miễn dịch. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp hệ miễn dịch vận hành trơn tru, sẵn sàng kích hoạt khi có tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. V́ vậy, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người cần đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Thức khuya; hút thuốc lá, sử dụng trà, cafe; uống rượu bia trước khi ngủ; ăn tối muộn và quá no; stress... đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây thiếu ngủ. Mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Không ăn quá no vào buổi tối hoặc sử dụng chất kích thích gây khó ngủ. Thường xuyên vận động, rèn luyện thể thao cũng giúp ngủ ngon, tốt cho đường ruột, pḥng tránh nhiều bệnh tiêu hóa như sỏi mật, dạ dày...
|
|