Chính phủ Mỹ đă đạt giới hạn vay 31,4 ngh́n tỷ USD vào ngày 19/1 trong bối cảnh Hạ viện do đảng Cộng ḥa kiểm soát đang đối đầu với Tổng thống Joe Biden và những người Dân chủ về kế hoạch nâng trần nợ.
Điều này có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính sau vài tháng.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đă thông báo với các nhà lănh đạo Quốc hội, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, về việc cơ quan của bà đă phải bắt đầu sử dụng các biện pháp quản lư tiền mặt “phi thường” để có thể ngăn chặn t́nh trạng vỡ nợ cho đến ngày 5/6 - dấu mốc mà chính bà Yellen cũng không thể tự tin chắc chắn.
Đảng Cộng ḥa, những người đang chiếm đa số ở Hạ viện Mỹ, không có ư định nâng trần nợ cho Chính phủ. Họ cũng sẵn sàng chờ tới khi các biện pháp khẩn cấp của Bộ Tài chính Mỹ không thể cầm cự được nữa nhằm buộc Chính quyền ông Biden và Thượng viện do người Dân chủ chiếm đa số phải cắt giảm các kế hoạch chi tiêu.
Tuy nhiên, nhiều lănh đạo doanh nghiệp và ít nhất một cơ quan xếp hạng tính dụng đă cảnh báo t́nh trạng vỡ nợ của Chính phủ Mỹ có thể làm rung chuyển thị trường và gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu, vốn đă khá yếu ớt.
Bà Yellen đă kêu gọi Quốc hội Mỹ hành động kịp thời để ngăn nước Mỹ vỡ nợ, nhằm bảo vệ niềm tin và uy tín của nước Mỹ. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy các bên có ư định nhượng bộ.
Hiện tại, đảng Cộng ḥa đang cố gắng sử dụng lợi thế đa số trong Hạ viện và trần nợ công để buộc Chính phủ của ông Biden phải cắt giảm các chương tŕnh chi tiêu. Họ cũng lập luận rằng Bộ Tài chính có thể tránh vỡ nợ trong thời gian bế tắc bằng cách ưu tiên thanh toán nợ. Ư tưởng này không phải là mới, từng được đưa ra trong những cuộc đối đầu trước đây nhưng các chuyên gia tài chính luôn tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của nó.
“Sẽ không có cuộc đàm phán nào về trần nợ. Quốc hội sẽ phải quyết vấn đề này vô điều kiện như những ǵ họ đă làm dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump”, Phó thư kư báo chí Nhà Trắng Olivia Dalton cho biết.
Những ǵ đang diễn ra làm dấy lên mối lo ngại ở Washington và phố Wall về một cuộc chiến căng thẳng xung quanh trần nợ trong năm nay với khả năng gây xáo trộn như cuộc chiến tương tự vào năm 2011, khiến xếp hạng tín dụng của Mỹ bị đánh tụt và nhiều năm cắt giảm chi tiêu quốc pḥng và các lực lượng quân sự trong nước.
Tuy nhiên, Moody lại tin rằng Quốc hội có thể đạt thỏa thuận để ngăn chặn vỡ nợ nhưng các cuộc đàm phán sẽ sóng gió và gây tác động tới thị trường.
“Chúng ta sẽ không vỡ nợ. Chúng ta có khả năng quản lư khoản vay và lăi suát của ḿnh. Tuy nhiên, chúng ta không nên tăng trần nợ một cách mù quáng”, Hạ nghị sĩ Chip Roy nói với Reuters.
Lănh đạo đảng Cộng ḥa tại Thượng viện Mitch McConnell cũng tin rằng trần nợ sẽ được dỡ bỏ vào khoảng nửa đầu năm 2023 nhưng Quốc hội và Nhà Trắng sẽ phải thương lượng với nhau để có thể đạt được điều đó.
“Điều quan trọng cần nhớ là nước Mỹ không bao giờ được phép vỡ nỡ. Quốc gia này chưa bao giờ và sẽ không bao giờ vỡ nợ”, ông McConnell cho biết.
VietBF @ Sưu tầm