Số phận của thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng quân sự liên Triều trở nên mong manh và t́nh h́nh Hàn Quốc - Triều Tiên có thể leo thang căng thẳng.
Hàn Quốc tỏ thái độ cứng rắn
Ngày 4/1, hăng thông tấn Yonhap dẫn lời bà Kim Eun-hye – Trợ lư cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc cho biết, nhà lănh đạo Yoon Suk Yeol đă đề nghị các trợ lư cân nhắc khả năng đ́nh chỉ thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng quân sự liên Triều nếu B́nh Nhưỡng c̣n vi phạm lănh thổ Hàn Quốc.
Theo ước tính của Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc, phía Triều Tiên đă vi phạm ít nhất 17 lần đối với Thỏa thuận Quân sự Toàn diện (CMA) được kư vào ngày 19/9/2018 để giảm căng thẳng quân sự, ngăn chặn xung đột và củng cố niềm tin giữa hai bên.
Lần vi phạm gần nhất là vào tháng 12 vừa qua khi Hàn Quốc cho rằng B́nh Nhưỡng đă đưa 5 máy bay không người lái loại nhỏ vượt Đường Ranh giới Quân sự (MDL) phân chia 2 miền. Một trong số đó đă bay tới phía Bắc thủ đô Seoul.
Một số vi phạm khác như Triều Tiên bắn pháo vào vùng đệm phía Đông và phía Tây - vốn được thiết lập theo CMA - nhiều lần vào tháng 10, 11, 12.
“
Thỏa thuận CMA bao gồm thiết lập một vùng đệm trên đất liền, tại đây, hai bên đ́nh chỉ các cuộc tập trận pháo binh và diễn tập dă chiến cấp trung đoàn; đồng thời thiết lập các vùng đệm trên biển trong đó cấm các cuộc tập trận hải quân và bắn pháo.
Theo CMA, các bên cũng đặt ra các vùng cấm bay gần biên giới để ngăn chặn nguy cơ vô t́nh xảy ra đụng độ máy bay.
Cũng trong thỏa thuận, hai bên có kế hoạch rút một số đồn biên pḥng, giải giáp Khu vực an ninh chung ở Khu phi quân sự (DMZ), cùng khai quật hài cốt của quân nhân trong Chiến tranh Triều Tiên ở DMZ và đưa ra các biện pháp để sử dụng chung cửa sông Hàn.
Thỏa thuận CMA được kư kết ngay sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều ở B́nh Nhưỡng vào năm 2018, làm dấy lên hy vọng rằng nó có thể khởi động những nỗ lực nghiêm túc không chỉ để xây dựng ḷng tin mà c̣n đặt nền móng cho việc kiểm soát vũ khí thông thường song phương.
Ban đầu Hàn Quốc duy tŕ lập trường cẩn trọng khi nhắc tới số phận của thỏa thuận trên và nhiều lần kêu gọi Triều Tiên tuân thủ nghiêm ngặt.
Song, lập trường này đă thay đổi sau sự việc máy bay không người lái xâm nhập. Các nhà quan sát cảnh báo, loại phương tiện này có thể được sử dụng trong các hoạt động tác chiến gây sát thương như sử dụng vũ khí hóa học và sinh học.
"Trong trường hợp có các hành động khiêu khích từ Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc sẽ cân nhắc các bước cần thiết một cách b́nh tĩnh, bao gồm cả việc đ́nh chỉ thỏa thuận ngày 19/9, đồng thời theo dơi chặt chẽ các hoạt động của Triều Tiên", một quan chức của Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc giấu tên chia sẻ với báo giới nước này.
Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc đánh giá, các cuộc xâm nhập bằng máy bay không người lái vừa qua đă cho thấy Hàn Quốc chưa sẵn sàng phát hiện, theo dơi và bắn hạ máy bay không người lái loại nhỏ. Theo họ, các phương tiện được cho là từ Triều Tiên đă bay theo những quỹ đạo bất thường, thay đổi tốc độ và độ cao bất ngờ.
Tổng tham mưu trưởng Hàn Quốc đă sắp xếp lại các nguồn lực quân sự cũng như tài sản sẵn có như hệ thống radar, trực thăng tấn công và vũ khí pḥng không để ngăn chặn tốt hơn các mối đe dọa ngày càng tăng từ máy bay không người lái Triều Tiên.
Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch thiết lập một hệ thống để sản xuất hàng loạt máy bay không người lái loại nhỏ trong năm nay cũng như thực hiện các nỗ lực để chế tạo máy bay không người lái tránh radar cũng như các hệ thống “diệt drone”.
Hàn Quốc cũng sẽ thành lập một đơn vị máy bay không người lái phối hợp - có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, chẳng hạn như hoạt động trinh sát và giám sát, và diễn tập tác chiến điện tử - trong thời gian gần nhất.
Một số nhà quan sát bày tỏ lo ngại rằng việc đ́nh chỉ CMA, nếu được thực hiện, có thể làm leo thang căng thẳng hơn nữa v́ khả năng Triều Tiên thực hiện các hành động khiêu khích tăng cao khi nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề nghị tăng cường năng lực "tự vệ".
Trong một cuộc họp quan trọng của đảng vào cuối năm ngoái, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cho biết nhu cầu củng cố kho vũ khí hạt nhân của đất nước tăng "theo cấp số nhân", tiết lộ kế hoạch phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và phóng một vệ tinh giám sát quân sự "vào ngày sớm nhất có thể".
|