Đái tháo đường không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với thận, tim mạch, thần kinh... mà c̣n có khả năng gây teo cơ. Tỷ lệ mới mắc khoảng 4,2 ca trên 100.000 người trong một năm và thường được chẩn đoán trễ. Bệnh teo cơ do đái tháo đường c̣n gọi là bệnh rễ - đám rối thắt lưng cùng do đái tháo đường hoặc hội chứng Bruns-Garland. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhiều hơn type 1, nam nhiều hơn nữ.
Nguyên nhân của bệnh teo cơ do đái tháo đường chủ yếu do sự thay đổi bất thường của hệ thống miễn dịch gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh chi phối chi dưới. Quá tŕnh này được gọi là viêm vi mạch máu. Teo cơ không liên quan đến thời gian mắc bệnh đái tháo đường hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bệnh teo cơ do đái tháo đường thường ảnh hưởng đến cơ vùng đùi, hông, mông, chân, gây đau, teo cơ. Các đặc điểm chính là yếu chi dưới, mông hoặc hông; teo cơ (thường gặp ở trước đùi); đau ở đùi, hông, mông hoặc lưng (đôi khi đau dữ dội); thường khởi phát trong thời gian ngắn.
Bệnh teo cơ do đái tháo đường c̣n có các đặc điểm khác xảy ra ở một số bệnh nhân như thay đổi cảm giác và ngứa ran ở đùi, hông hoặc mông, sụt cân. Bệnh nhân cũng có thể có bệnh thần kinh ngoại vi ở bàn chân, cẳng chân (ảnh hưởng lên cảm giác ở bàn chân, ngón chân ở cả hai bên cơ thể). Các triệu chứng teo cơ thường ở một bên rồi lan sang bên c̣n lại của cơ thể. T́nh trạng này diễn ra nhanh hoặc chậm hơn, thường không đối xứng.
Teo cơ do đái tháo đường có xu hướng diễn ra trong vài tháng đến 3 năm mới dần phục hồi. Đôi khi bệnh nhân phải di chuyển bằng xe lăn do đau và teo cơ. Một số người cũng bị đau hoặc yếu ở cánh tay, ngực, lưng trên.
Teo cơ ảnh hưởng đến khả năng đi đứng của bệnh nhân. Ảnh: Freepik
Để chẩn đoán, bác sĩ cần hỏi kỹ bệnh sử các triệu chứng và khám thần kinh kỹ càng. Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, khoa Nội tiết - Đái tháo đường sẽ làm thêm các xét nghiệm cần thiết, một số xét nghiệm máu để kiểm tra sự thiếu hụt vitamin trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh c̣n cần thực hiện các xét nghiệm khác như chọc ḍ dịch năo tủy (chất lỏng xung quanh tủy sống) để t́m dấu hiệu viêm. Điện cơ giúp đánh giá dẫn truyền thần kinh để kiểm tra hoạt động các dây thần kinh ở chân. Chụp MRI (cộng hưởng từ) vùng lưng dưới để loại trừ khả năng chèn ép các dây thần kinh xung quanh cột sống.
Người bệnh đái tháo đường cần uống thuốc kết hợp với chế độ ăn, luyện tập phù hợp để hạn chế biến chứng teo cơ. Người bị teo cơ không nên tự ư chữa trị bằng các loại thuốc dân gian hay dùng theo đơn thuốc của người bệnh khác, cần thăm khám bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
VietBF@sưu tập