Nguy cơ tử vong tăng gấp đôi khi uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu mới của Mỹ cho biết nguy cơ tử vong do bệnh tim có thể tăng gấp đôi ở người bị huyết áp cao nghiêm trọng và uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày.
Nghiên cứu trước đây cho thấy uống một tách cà phê mỗi ngày có thể ngăn ngừa các cơn đau tim hoặc đột quỵ ở người khỏe mạnh. Ảnh: Pexels.
Theo nghiên cứu được công bố hôm 21/12 trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, uống nhiều hơn 2 tách cà phê mỗi ngày có thể tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim ở người bị huyết áp cao nghiêm trọng (từ 160/100 mmHg trở lên). Tuy nhiên, nguy cơ tử vong có thể không xảy ra ở người cao huyết áp nhưng ở mức độ không nghiêm trọng.
Ngược lại, nghiên cứu cho thấy uống một tách cà phê và trà xanh hàng ngày không làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở bất kỳ mức huyết áp nào, mặc dù cả 2 loại đồ uống này đều chứa caffeine.
Theo FDA, một tách trà xanh hoặc trà đen 237 ml chứa 30-50 mg caffeine và một tách cà phê 237 ml có gần 80-100 mg caffeine.
Vai tṛ của cà phê đối với sức khỏe
Theo News Medical Life Sciences, nghiên cứu trước đây cho thấy uống một tách cà phê mỗi ngày không chỉ giảm nguy cơ tử vong cho người trải qua cơn đau tim, mà c̣n ngăn ngừa các cơn đau tim hoặc đột quỵ ở người khỏe mạnh.
Ngoài ra, các nghiên cứu riêng biệt chỉ ra uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư. Nó cũng giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm nguy cơ trầm cảm hoặc tăng cường sự tỉnh táo, mặc dù không rơ tác dụng này là do caffeine hay chất khác trong cà phê.
Về tác hại, uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến lo lắng, tim đập nhanh và khó ngủ.
“Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định xem lợi ích của cà phê có áp dụng cho những người bị tăng huyết áp ở các mức khác nhau hay không và cũng kiểm tra tác dụng của trà xanh trong cùng nhóm người tham gia”, Hiroyasu Iso, tác giả chính của nghiên cứu, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Y tế Toàn cầu Nhật Bản, giáo sư danh dự tại Đại học Osaka, cho biết.
Theo nhóm của ông, đây là nghiên cứu đầu tiên t́m thấy mối liên hệ giữa việc uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở người bị tăng huyết áp nặng.
Tiêu thụ trà xanh không liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch đối với bất kỳ mức huyết áp nào. Ảnh: Twigscafe.
Phát hiện nguy cơ tử vong trong nghiên cứu mới
Huyết áp cao, c̣n được gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi lực đẩy máu lên thành mạch luôn quá cao, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (ACC) và Đại học Tim mạch Mỹ (AHA), tăng huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp từ 130/80 mmHg trở lên.
Tuy nhiên, tiêu chí huyết áp cho nghiên cứu này khác so với hướng dẫn của ACC và AHA. Các nhà nghiên cứu phân loại huyết áp thành 5 nhóm:
- Tối ưu và b́nh thường (dưới 130/85 mmHg).
- B́nh thường cao (130-139/85-89 mmHg).
- Tăng huyết áp cấp độ 1 (140-159/90-99 mmHg).
- Tăng huyết áp cấp độ 2 (160-179/100-109 mmHg).
- Tăng huyết áp cấp độ 3 (cao hơn 180/110 mmHg).
Khi huyết áp tăng ở cấp độ 2 và 3 được coi là tăng huyết áp nghiêm trọng trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 6.570 nam giới và hơn 12.000 phụ nữ, độ tuổi dao động 40-79 khi bắt đầu nghiên cứu. Người tham gia được chọn từ Nghiên cứu đoàn hệ hợp tác Nhật Bản để Đánh giá Nguy cơ Ung thư. Họ phải cung cấp dữ liệu thông qua khám sức khỏe cũng như trả lời bảng câu hỏi về lối sống, chế độ ăn uống tiền sử bệnh.
Suốt gần 19 năm theo dơi (đến năm 2009), 842 trường hợp tử vong liên quan đến tim mạch đă được ghi nhận. Việc phân tích dữ liệu của tất cả người tham gia kết luận:
- Uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gấp đôi ở người có huyết áp từ 160/100 mmHg trở lên so với người không uống cà phê.
- Uống một tách cà phê mỗi ngày không liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch đối với bất kỳ mức huyết áp nào.
- Tiêu thụ trà xanh không liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch đối với bất kỳ mức huyết áp nào.
Ông Iso cho biết: “Những phát hiện này ủng hộ cho việc những người bị huyết áp cao nghiêm trọng nên tránh uống quá nhiều cà phê. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi caffeine hơn, tác hại của caffeine cũng lớn hơn lợi ích của nó và có thể làm tăng nguy cơ tử vong”.
Nghiên cứu cho thấy người uống cà phê thường xuyên ở độ tuổi trẻ, đang hút thuốc, uống rượu, ăn ít rau, đồng thời có mức cholesterol toàn phần cao hơn và huyết áp tâm thu thấp hơn bất kể huyết áp thuộc mức nào.
Lợi ích của trà xanh có thể được giải thích bằng sự hiện diện của polyphenol, chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm lành mạnh được t́m thấy trong thực vật.
Các nhà nghiên cứu lưu ư polyphenol có thể là một phần lư do khiến việc chỉ uống cà phê có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong ở người bị huyết áp cao nghiêm trọng mặc dù cả trà xanh và cà phê đều chứa caffeine.
Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu có một số hạn chế như người tham gia tự báo số lượng cà phê và trà họ uống, huyết áp được đo tại một thời điểm duy nhất và không tính đến sự thay đổi theo thời gian.
Ngoài ra, bản chất quan sát của nghiên cứu không thể rút ra mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa việc uống cà phê và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bị huyết áp cao nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ cần t́m hiểu thêm về ảnh hưởng của việc tiêu thụ cà phê và trà xanh đối với người bị huyết áp cao cũng như xác nhận ảnh hưởng của chúng ở các quốc gia khác.
VietBF@ sưu tập