Các kỹ sư đă tính toán chi ly từng góc độ của tấm bê tông để nó có thể bảo vệ an toàn cho tài xế trong các trường hợp va chạm.
Trên các con đường cao tốc và đường chính, bạn có thể thấy chúng thường được trang bị một dải phân cách làm bằng bê tông.
Thoạt nh́n, chúng trông giống như một khối bê tông đơn giản được gắn với nhau thành dăy dài. Nhưng trên thực chất, đây là một h́nh dạng đă được tính toán kỹ càng để giảm thiểu tai nạn xe cộ nhiều nhất có thể.
Dải phân cách bê tông thiết kế kiểu New Jersey.
Về cơ bản, loại hàng rào bê tông dùng làm dải phân cách phổ biến nhất mà bạn thường thấy được gọi là “Hàng rào New Jersey”. Nó được đặt tên theo Cơ quan Giao thông vận tải bang New Jersey của Mỹ, đơn vị lần đầu tiên sử dụng hàng rào bảo vệ bằng bê tông này làm dải phân cách vào năm 1955.
Để ư kỹ, các tấm bê tông của Hàng rào Jersey có bề mặt dốc nông ở phía dưới, giúp giảm thiểu hư hỏng cho các tấm kim loại ở mặt mũi xe bằng cách cho phép lốp xe di chuyển lên trên đó. Ngoài ra, trong những va chạm nghiêm trọng hơn, khi cản trước của xe va vào bề mặt dốc của rào chắn, nó sẽ bị trượt lên trên và nâng xe lên. Việc này ngay lập tức làm giảm ma sát giữa lốp xe và mặt đường, thay đổi hướng của xe và ngăn không cho xe đi vào làn đường khác. Đây là tác dụng bảo vệ nhiều giai đoạn của Hàng rào Jersey.
Một biến thể khác của dải phân cách bê tông là loại "General Motors (GM)", có độ dốc đáy cao hơn Hàng rào Jersey. Biến thế này rất hiệu quả khi sử dụng trên đường thường xuyên có các loại xe lớn, nhưng nó nhanh chóng không c̣n được sử dụng đối với các đường cho loại xe nhỏ v́ khi xe đâm vào dễ bị lật.
Trái ngược với loại GM là “Hàng rào kiểu F”. Tên của nó bắt nguồn từ việc thử nghiệm các biến thể của Hàng rào New Jersey, và đây là biến thể cuối cùng trong chuỗi thử nghiệm từ A đến F.
Rào chắn loại F hoạt động tốt hơn Hàng rào Jersey trong thử nghiệm, nhưng không trở nên phổ biến. Điều này được cho là do các cơ quan quản lư giao thông vận tải của Mỹ đă hài ḷng với hiệu suất của các dải phân cách theo tiêu chuẩn New Jersey. Một lư do khác là các nhà sản xuất đă đầu tư quá nhiều vào việc sản xuất các rào chắn kiểu New Jersey và không muốn thay đổi h́nh dạng khác.
Tất nhiên, với nhiều độ dốc khác nhau, các dải phân làn bê tông này mang lại hiệu suất tuyệt vời để giảm va chạm. Nhưng nó cũng có nhược điểm là hiệu suất sẽ bị ảnh hưởng nếu chiều cao của mặt đường thay đổi do việc trải nhựa hoặc xây dựng. Do đó, "Hàng rào với độ dốc cố định" với một góc không đổi đă được giới thiệu để khắc phục các vấn đề của các dải phân cách có h́nh dạng phức tạp. Nó được gọi là Sloped Barrier và các thử nghiệm đă chỉ ra rằng chúng có hiệu suất gần bằng với loại F.
Ngoài ra, nhiều h́nh thức dải phân cách mới cũng đă được nghĩ ra tùy vào từng nhu cầu sử dụng đặc biệt, chẳng hạn như "hàng rào di động" (Portable Concrete Barriers) được sử dụng để bảo vệ sự an toàn của công nhân xây dựng đường bộ. Hay "hàng rào bê tông cấu h́nh thấp" (Low-Profile Concrete Barriers) giúp ngăn chặn việc chiếc xe bị nâng lên khi nó đâm vào bằng cách thêm dốc ngược.
VietBF @ Sưu tầm