Thực phẩm là con dao hai lưỡi đối với sức khỏe đường ruột. Ăn uống sai cách có thể mang đến bệnh tật, nhưng nếu biết tận dụng đúng thì đường ruột sẽ khỏe mạnh, tiêu hóa tốt.
Hiện nay, đời sống vật chất và tiêu chuẩn ăn uống của con người ngày càng được cải thiện. Nhưng cũng vì vậy mà không ít người ăn uống bừa bãi, theo sở thích hoặc không quan tâm đến sự kết hợp hài hòa, cân bằng dinh dưỡng. Từ đó, khiến cơ thể bị ảnh hưởng xấu và mắc nhiều bệnh tật, nhất là đối với sức khỏe đường ruột.
Muốn đường ruột khỏe mạnh, hãy chú ý hơn tới ăn uống và sinh hoạt. Có thể ăn 6 món sau đây để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột:
1. Huyết lợn
Huyết lợn là nguyên liệu rất phổ biến trong đời sống, giá thành rẻ nhưng tác dụng tốt với đường ruột.
Protein trong huyết lợn có chứa hàm lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người nên dễ hấp thụ và tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng protein trong huyết lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột.
Nhờ vậy mà huyết lợn giúp cầm máu, chống thiếu máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, có tác dụng nhuận tràng, chống lão hóa. Nhưng cần nhớ là chỉ nên ăn huyết lợn đã nấu chín kỹ, không nên ăn tiết canh để đảm bảo sức khỏe đường ruột.
2. Hành tây
Chất xơ trong hành tây thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt và giúp đi ngoài đều đặn. Ngoài ra, hành tây có chứa một loại chất xơ hòa tan đặc biệt gọi là oligofructose, giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột. Oligofructose có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các loại tiêu chảy.
Các chất phytochemical trong hành tây có tác dụng loại bỏ các gốc tự do cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy hành tây được xem là thực phẩm có thể nhuận tràng, bảo vệ sức khỏe cho đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.
3. Củ cải trắng
Củ cải được cho là "thần dược" để chữa chứng khó chịu ở dạ dày, đầy hơi và còn giúp nhuận tràng.
Nó có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm sạch các thức ăn, cặn bã bị mắc kẹt trong ruột già, tống ra ngoài theo đường đại tiện. Ngoài ra, y học cổ truyền cũng đánh giá cao khả năng làm ẩm ruột của củ cải, nhất là củ cải trắng.
Củ cải trắng còn giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài chế biến thành món ăn, bạn cũng có thể uống nước ép củ cải để cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột. Nhưng tốt nhất là không nên uống khi bụng rỗng để tránh cảm giác khó chịu.
4. Nước hầm xương
Nước hầm xương là nước hầm được nấu từ xương và tủy của gà hoặc bò và được nấu chậm trong 24 - 72 giờ. Các khoáng chất có trong nước dùng khiến nó trở thành một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh và rất tốt cho đường ruột.
Ngoài cung cấp nhiều dưỡng chất thì L-glutamine trong nước hầm xương giúp chữa lành niêm mạc ruột của ruột non và ruột già. Uống nước hầm xương đều đặn còn có tác dụng chữa lành hội chứng ruột kích thích, chứng không dung nạp thức ăn trong ruột hiệu quả.
5. Tỏi sống
Nhắc đến thực phẩm tốt cho đường ruột thì không thể nào bỏ qua tỏi. Tỏi sẽ có ích nhất cho hệ tiêu hóa và đường ruột khi ăn sống.
Tỏi rất giàu Prebiotics, giúp cung cấp thức ăn và cung cấp năng lượng cho hệ thực vật hiện có trong ruột. Có nghĩa là ăn thực phẩm giàu probiotics (chứa đầy vi khuẩn lành mạnh) cũng quan trọng như ăn thực phẩm giàu prebiotics (giúp cung cấp các vi khuẩn lành mạnh đã có trong ruột của bạn) để giữ cho đường ruột khỏe mạnh.
Tuy nhiên, dù tốt đến mấy thì cũng đừng ăn tỏi sống quá nhiều. Bạn có thể ăn mỗi ngày nhưng chỉ nên dùng một lượng nhỏ khi pha nước chấm ăn trực tiếp, ăn với giấm. Điều quan trọng là không ăn tỏi nguyên củ mà phải đập dập, băm nhuyễn và để nghỉ trong 10 - 15 trước khi ăn. Như vậy sẽ phát huy tác dụng tối đa mà không gây hại cho sức khỏe.
6. Cải bó xôi
Cải bó xôi là loại rau rất phổ biến và vẫn luôn nằm trong danh sách thực phẩm tốt cho tiêu hóa cũng như sức khỏe đường ruột.
Loại rau này rất giàu chất xơ, giúp tiêu hóa khỏe, ngăn ngừa táo bón. Cải bó xôi cũng nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, chống viêm giúp hạn chế kích thước đường ruột, góp phần phục hồi niêm mạc dạ dày.
Đặc biệt, cải bó xôi có tác dụng tăng tiết dịch tuyến tụy và tuyến mật, tăng tiết dịch nhầy. Nhờ đó mà hệ tiêu hóa được kích thích giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất giúp lợi tiểu, cải thiện quá trình đào thải độc tố và ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng cao huyết áp.
VietBF @ Sưu tầm