Cơn ho kéo dài trên 3 tuần có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư phổi.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Mai Mạnh Tam, Phó trưởng khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường thở, tống các chất kích thích như chất nhầy, bụi ra khỏi phổi. Thông thường ho kéo dài trung b́nh từ 9-11 ngày, có thể đến 3 tuần đối với cảm lạnh. Trong trường hợp này, đa số bệnh lư không nghiêm trọng. Người bệnh cần ăn uống đầy đủ, sử dụng thêm một số thực phẩm để giảm ho tự nhiên.
Tuy nhiên, ho nhiều và dai dẳng làm tổn thương hệ hô hấp, các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể, áp lực ho dữ dội có thể làm vỡ mạch máu ở mắt, mũi hoặc hậu môn; gây đau cơ ngực, cơ lưng và bụng. Ho kéo dài c̣n có thể khiến mô cổ họng bị tổn thương, gây viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số trường hợp hiếm gặp, ho dữ dội gây vỡ cơ hoành, nứt xương sườn, xảy ra ở người có mật độ xương thấp.
Mặt khác, ho kéo dài trên 3 tuần cảnh báo một số t́nh trạng bệnh lư tiềm ẩn:
Ung thư phổi: Mặc dù chỉ một tỷ lệ nhỏ các cơn ho là dấu hiệu của ung thư phổi, nhưng đến 70% người bệnh ung thư phổi bị ho dai dẳng. Ho thường đi kèm triệu chứng như đau ngực, khó thở, thở kḥ khè, gầy sút cân, biểu hiện rơ rệt hơn ở giai đoạn ung thư tiến triển.
Hen suyễn: Là t́nh trạng viêm mạn tính đường thở, khiến chúng bị sưng phù nề, tăng tiết dịch nhầy, gây ho, khó thở. Trong một số trường hợp, ho mạn tính có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh hen suyễn. Người bệnh cần được bác sĩ thăm khám sớm, kê đơn dùng thuốc dạng hít xịt hàng ngày để kiểm soát cơn khó thở.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Đây là một trong 3 bệnh lư gây tử vong cao nhất trên thế giới. Triệu chứng đặc trưng của COPD là ho, khạc đờm, khó thở mạn tính. Hầu hết những người bị COPD đều đang hoặc đă từng hút thuốc. Bên cạnh đó không khí ô nhiễm, khói bụi ngày càng gia tăng cũng làm tăng tỷ lệ mắc COPD.
Dị vật rơi vào phế quản: Dị vật bao gồm xương cá, hạt trái cây, viên thuốc... có thể rơi vào đường thở trong lúc ăn uống. Nếu không được nội soi gắp ra, dị vật sẽ kích thích phế quản gây ho nhiều, thậm chí tạo ổ nhiễm trùng gây viêm phổi. Đa phần người bệnh không tự nhận biết được có dị vật trong phế quản, nghĩ ho do bệnh lư khác nên tự điều trị tại nhà, dẫn đến ho kéo dài dai dẳng.
Ho kéo dài trên 3 tuần có thể cảnh báo nhiều bệnh lư nguy hiểm. Nguồn ảnh: Freepik
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là t́nh trạng axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản, kích thích cổ họng gây ho. Nhiều người nhầm tưởng ho do bệnh hô hấp nên điều trị không đúng, dẫn đến ho kéo dài dai dẳng. Ngược lại, ho nhiều cũng làm bệnh GERD trở nên trầm trọng hơn, tạo thành một ṿng xoắn bệnh lư.
Chảy dịch mũi sau: Hiện tượng xảy ra khi chất nhầy tiết ra trong mũi, xoang chảy xuống phía sau cổ họng và kích hoạt phản xạ ho, thường gặp lúc người bệnh nằm xuống. T́nh trạng này c̣n được gọi là hội chứng ho từ đường thở trên (UACS).
Theo bác sĩ Mai Mạnh Tam, cơn ho gặp ở hầu hết các bệnh lư đường hô hấp, từ những bệnh cấp tính, đơn giản đến các bệnh nguy hiểm, nên rất dễ nhầm lẫn. Có 2 kiểu tâm lư thường gặp của người bệnh khi bị ho, một là lo lắng thái quá dù cơn ho không nguy hiểm, dẫn đến lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc ho; hai là chủ quan, nghĩ chỉ là cơn ho thông thường nên không đi khám và điều trị, dẫn đến bỏ sót bệnh nguy hiểm.
Bác sĩ Tam khuyến cáo người dân khi bị ho, tốt nhất nên đi khám để t́m nguyên nhân. Nếu do các bệnh lư cấp tính, thông thường như cảm lạnh, cúm, viêm họng... th́ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu do các bệnh lư nguy hiểm hơn như hen suyễn, COPD, ung thư phổi... cần phải điều trị lâu dài theo phác đồ của bác sĩ.