Tổng tài sản của ngôi đền Venkateswara lên đến 30 tỷ USD. Không chỉ giàu có nhờ tiền cúng tiến của các tín đồ, quỹ tín thác quản lư đền c̣n có nguồn nhiều nguồn thu nhập khác.
Hàng năm, khoảng 40 triệu tín đồ đến thăm ngôi đền Venkateswara, c̣n được gọi là Tirupati Balaji nằm trên dăy đồi ở phía đông nam bang Andhra Pradesh (Ấn Độ) và tặng đồ trang sức bằng vàng, nhiều gói tiền mặt và tài sản quư giá cho vị thần Venkateswara.
Mỗi ngày, ngôi đền có thể đón từ 50.000 - 100.000 khách. Vào các dịp lễ hội Hindu, con số này c̣n lớn hơn rất nhiều.
Ngôi đền Venkateswara. Ảnh: ST
Mặc dù là một trong những địa điểm tôn giáo nổi tiếng nhất thế giới, nhưng khối tài sản khổng lồ của nơi được mệnh danh là "ngôi đền của sự giàu có" chưa bao giờ được biết đến. Ngôi đền có tuổi đời 1.7000 năm này hiện được điều hành bởi một quỹ tín thác do người Anh thành lập có tên Tirumala Tirupati Devasthanams (TTD).
Mới đây, quỹ tín thác này đă tiết lộ thánh địa Venkateswara sở hữu hơn 10 tấn vàng gửi ngân hàng, 2,5 tấn trang sức, 20 tỷ USD tiền gửi ngân hàng và 960 bất động sản khắp Ấn Độ. Những bất động sản này rộng hơn 7.000 mẫu Anh, bao gồm nhà khách, khu nhà ở, bệnh viện tư nhân cùng gần 50 ngôi đền xa hoa khác.
Tổng giá trị tài sản lên đến hơn 30 tỷ USD, ngang hàng với Tập đoàn Nestle chi nhánh tại Ấn Độ, Tập đoàn Dầu khí Tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước và các ngân hàng lớn.
Venkateswara là một vị thần Vishnu, được cho là xuất hiện trên Trái đất để giải cứu nhân loại khỏi chiến tranh. Nhiều người theo đạo Hindu tin rằng họ phải đến thăm ngôi đền một lần để đạt được sự thoả măn về mặt tinh thần. Cũng có những tín đồ ghé thăm nhiều lần vào mỗi dịp đặc biệt trong năm, đặc biệt là vô số ông trùm và doanh nhân đến để cầu mong sự may mắn với công việc kinh doanh của họ.
Nhà tài phiệt nổi tiếng Mukesh Ambani, ông chủ tập đoàn Reliance Industries cũng là tín đồ hảo tâm của đền Venkateswara. Tháng 9 vừa qua, ông Ambani ghé thăm ngôi đền và trao cho Giám đốc quỹ TTD tấm séc trị giá hơn 180 triệu USD. Trước đó, vị doanh nhân này xây dựng khu nhà nghỉ cho khách thăm quan đền và nhiều lần tiến cúng khoản tiền lên đến hàng chục triệu USD.
Theo tiết lộ của một quan chức trong ngôi đền, quỹ tín thác TTD không chỉ giàu lên nhờ tiền mặt và vàng của các tín đồ mà c̣n do tiền gửi cố định trong ngân hàng đang tạo ra nhiều thu nhập hơn do lăi suất tăng. Khối tài sản khổng lồ trên chưa bao gồm đồ cổ, đồ nội thất trang trí, nhà khách trên 7 ngọn đồi. Ngoài ngôi đền Venkateswara, TTD c̣n quản lư một số lượng lớn đền chùa trên khắp Ấn Độ.
Một lư giải cho sự giàu có của ngôi đền này chính là việc kim cương và vàng được quyên góp trong thời kỳ đế chế Vijayanagara từ năm 1336 đến năm 1565. Hoàng đế của đế chế này là một vị khách thường xuyên của ngôi đền. Ông đă mạ vàng mái của đền Venkateswara bằng vàng và đồ trang sức, sau đó dựng một bức tượng của chính ḿnh tại đây. Những vị vua chúa cai trị vùng lân cận cũng hành hương đến đây và quyên góp châu báu họ sở hữu.
Hầu hết các ngôi đền đều giàu có ngang cả một công ty hoặc tập đoàn. Theo ông Sanal Edamaruku, chủ tịch Hiệp hội duy lư Ấn Độ sự, nguyên ngân là bởi ở nước này từng tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa những vị vua với các ngôi đền. Vua bảo vệ các thần linh cũng như đền thờ, c̣n các vị thần che chở cho quyền lực của vua. Các vị vua cũng hay chôn giấu kho báu dưới những ngôi đền v́ đó là nơi an toàn nhất.
C̣n theo ông Devdutt Pattanaik, chuyên gia nghiên cứu đạo Hindu, người dân tiến cúng vào các đền v́ nghĩ rằng của cải có được là một ân sủng của các vị thần, do vậy phải trả một phần số của cải ấy cho các vị thần thông qua các ngôi đền.
VietBF @ Sưu tầm