Công nghệ pin mặt trời của BMW có thể được lắp trên kính chắn gió, cửa sổ trời. Các mô-đun này vừa giúp sạc xe điện, vừa hạn chế ánh sáng lọt vào cabin.
BMW đă thiết kế ra các tấm pin mặt trời siêu mỏng và sẽ sớm áp dụng lên các mẫu xe điện của hăng trong tương lai. CarBuzz đă phát hiện ra một bằng sáng chế của BMW tại Văn pḥng Nhăn hiệu và Bằng sáng chế Đức (DPMA), mô tả chi tiết một phương pháp mới để đặt các tấm pin mặt trời lên kính xe, hứa hẹn cải thiện hiệu suất điện tạo ra, đồng thời giảm đáng kể sự xâm nhập của ánh sáng vào trong xe.
Bằng sáng chế công nghệ pin mặt trời mới của BMW. Ảnh: Carbuzz.
Công nghệ mới này có thể sẽ được áp dụng đầu tiên lên một trong những chiếc xe điện cao cấp của BMW, ví dụ như mẫu SUV BMW XM hoặc BMW iX trong tương lai, không gian nội thất lớn của những mẫu xe này là một lợi thế trong việc lắp đặt hệ thống pin mặt trời.
Công nghệ pin mặt trời trên ôtô không phải mới, nó xuất hiện từ những năm 1990, nhiều hăng xe cao cấp đă thử nghiệm sử dụng các tấm pin này, thường được gắn trong bảng điều khiển cửa sổ trời nhằm cung cấp năng lượng cho hệ thống điều ḥa trên ôtô.
Tuy nhiên bằng sáng chế mới của BMW hơi khác biệt, những tấm pin mặt trời này sẽ bao phủ cửa sổ trời, kính chắn gió và cửa sổ để tạo ra nhiều điện hơn so với hệ thống cũ. Bí mật nằm ở các mô-đun tích tụ năng lượng mặt trời được làm cực mỏng và áp trực tiếp lên mặt kính. Dù có tuổi thọ rất dài, các mô-đun này lại kém hiệu quả hơn trong việc tạo ra điện so với các tế bào quang điện (PV) trên các tấm pin truyền thống.
Các mô-đun năng lượng mặt trời này cũng có đặc điểm là gần như trong suốt, nhưng nếu lớp phủ mỏng, việc thu năng lượng sẽ kém hiệu quả hơn. Do đó, kính chắn gió trước của xe sẽ được phủ một lớp mô-đun mỏng ở những khu vực tầm nh́n của người lái, duy tŕ độ sáng lên đến 95%, trong khi các khu vực ở ŕa kính được phủ dày hơn.
Các mô-đun năng lượng mặt trời có thể được phủ lên kính chắn gió, cửa sổ trời.
Các cửa sổ bên, cửa sổ trời và kính chắn gió phía sau sẽ được phun các lớp mô-đun năng lượng mặt trời dày hơn, giảm độ truyền ánh sáng xuống từ 50% đến 80% và làm cho lớp phủ mô-đun năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả hơn.
Vẫn chưa rơ khi nào kỹ thuật mới này sẽ được áp dụng thương mại. Hạn chế đầu tiên là chi phí phát triển công nghệ cao, thứ hai là sự khác biệt giữa các thị trường, mỗi quốc gia có các quy định riêng về khả năng truyền ánh sáng của kính ôtô. Điều này đồng nghĩa hệ thống mô-đun năng lượng mặt trời phải có thông số kỹ thuật khác nhau về độ dày tùy theo thị trường, điều này làm tăng chi phí sản xuất. Trở ngại cuối cùng là việc thay thế kính chắn gió có gắn pin mặt trời sẽ đắt đỏ hơn nhiều.
Mặt khác, khi công nghệ này được phát triển và trở nên hợp lư hơn, nó có thể sẽ được áp dụng rộng răi. Ngoài ra, các mô-đun PV này không bị giới hạn bởi kích thước hoặc h́nh dạng bề mặt, do đó nó cũng có thể được phun lên các tấm thân xe, mui xe và vẫn giữ được khả năng hấp thụ điện.