Bộ Quốc pḥng Nhật Bản được cho là đang xem xét đặt mua 500 tên lửa hành tŕnh Tomahawk từ Mỹ nhằm cải thiện năng lực tấn công đáp trả.
Tờ Yomiuri của Nhật Bản hôm nay cho biết thương vụ mua tên lửa Tomahawk nhiều khả năng được Bộ Quốc pḥng nước này thực hiện từ nay cho đến trước tháng 3/2028. Đây có thể là đợt tăng cường năng lực quân sự lớn nhất của Tokyo kể từ sau Thế chiến II.
Giới chức Nhật đang điều chỉnh Chiến lược An ninh Quốc gia, dự kiến hoàn thiện và công bố cuối năm nay, trong đó khẳng định năng lực tấn công trả đũa nhằm vào các căn cứ tên lửa đối phương là yếu tố quan trọng với pḥng thủ đất nước. Lực lượng pḥng vệ Nhật Bản cũng lên kế hoạch tăng tầm bắn cho tên lửa chống hạm nội địa Type-12, cho phép tấn công nhiều loại mục tiêu trên biển và đất liền.
Bộ Quốc pḥng Nhật Bản chưa b́nh luận về thông tin, trong khi Chánh văn pḥng Nội các Hirokazu Matsuno nói rằng chưa có quyết định nào được đưa ra.

Tên lửa Tomahawk rời bệ phóng trên chiến hạm Mỹ trong đợt thử nghiệm năm 2010. Ảnh: US Navy.
Nhật chưa sở hữu tên lửa hành tŕnh tấn công tầm xa, do hiến pháp nước này quy định các khí tài quân sự chỉ phục vụ mục đích pḥng thủ. Tokyo nhiều năm qua đă nỗ lực diễn giải lại hiến pháp, cho phép họ tung đ̣n tấn công nếu an ninh quốc gia bị đe dọa.
Truyền thông Nhật Bản hồi tháng trước dẫn lời các quan chức giấu tên nói rằng Tokyo đă đề nghị Washington bán tên lửa hành tŕnh Tomahawk và nhận được phản hồi tích cực, hai bên đang bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng.
Nhật Bản vẫn theo đuổi kế hoạch sản xuất tên lửa nội địa nhằm bảo đảm "khả năng tấn công trả đũa", nhưng cho rằng mua Tomahawk sẽ giúp rút ngắn thời gian biên chế tên lửa hành tŕnh và là yếu tố cần thiết để cải thiện năng lực răn đe.
Một số biến thể tên lửa Tomahawk của Mỹ có tầm bắn khoảng 1.600 km. Nhật Bản có thể chỉnh sửa bệ phóng thẳng đứng trên nhiều tàu chiến hiện nay để khai hỏa tên lửa Tomahawk.
Các tên lửa Tomahawk có giá tối đa 1,2 triệu USD/quả và Tokyo có thể mua chúng thông qua chương tŕnh Bán trang bị quân sự cho nước ngoài (FMS) của Washington, trong đó chính phủ Mỹ sẽ mua khí tài từ các nhà sản xuất và chuyển giao cho chính phủ nước ngoài.
VietBF©sưu tập