Căng thẳng, tiểu đêm, uống rượu quá nhiều, pḥng quá nóng, dùng thiết bị điện tử là những nguyên nhân phổ biến gây khó chợp mắt, đánh thức nhiều người trong đêm.
Thức dậy vào giữa đêm là điều b́nh thường. Thậm chí, một người có thể thức dậy 4-6 lần trong đêm và ngủ lại dễ dàng. Tuy nhiên, khi cơ thể bị đánh thức và khó có thể ch́m vào giấc ngủ trở lại th́ bạn cần lưu ư.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến một giấc ngủ ngon. Những lư do khiến bạn thức dậy lúc khuya hoặc gặp khó khăn để sâu giấc có thể do lịch làm việc và sở thích, nhịp sinh học hàng ngày, mắc chứng rối loạn giấc ngủ... Nhiều nghiên cứu c̣n chỉ ra tuổi tác, giới tính, các vấn đề sức khỏe tâm thần, uống rượu, caffeine hoặc dùng cần sa có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến nhiều người dễ bị rối loạn giấc ngủ.
Pḥng quá nóng
Nhiệt độ pḥng, đồ ngủ, ga trải giường và chăn giúp giữ cho cơ thể duy tŕ mức nhiệt phù hợp. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ, nóng nực là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người khó chợp mắt.
Nhiệt độ pḥng trong có thể giữ ở mức 26-27 độ hoặc bạn có thể chọn mức nhiệt độ phù hợp để cơ thể cảm thấy thoải mái.
Nhiều người c̣n có thói quen tắm nước ấm trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn. Tắm nước ấm làm tăng nhẹ nhiệt độ của cơ thể và khi bạn tắm xong nhiệt độ sẽ giảm xuống. Đây là một tín hiệu cho năo biết đă sẵn sàng để đi ngủ.
Thức dậy nhiều lần trong đêm có thể khiến bạn khó chợp mắt trở lại. Ảnh: Freepik
Nhiều người có thói quen lướt điện thoại đọc tin tức, tṛ chuyện với bạn bè, nghe nhạc, xem phim... trước khi đi ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối quá nhiều trước ngủ sẽ ngăn cơ thể tạo ra melatonin - hormone giúp bạn buồn ngủ. Tuy nhiên, ánh sáng của thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, máy tính xách tay... là những tác nhân gây ra rối loạn giấc ngủ thường gặp.
Do đó, người lớn, trẻ em không nên dùng các thiết bị điện tử trước khi lên giường khoảng hai giờ. Các chuyên gia giấc ngủ khuyên mọi người nên để điện thoại ngoài pḥng ngủ, không nên lắp đặt tivi trong pḥng ngủ. Khi thức dậy lúc nửa đêm, nên tránh dùng các thiết bị điện tử v́ chúng càng khiến bạn tỉnh táo hơn.
Dùng thức uống có cồn
Rượu có thể có tác dụng an thần, giúp bạn dễ chợp mắt nhưng nó cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ nếu uống nhiều. Khi cơ thể chuyển hóa chất cồn trong rượu, chất cồn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu REM. Thiếu giấc ngủ REM, bạn dễ thức giấc vào nửa đêm, trằn trọc và không yên. Giấc ngủ sâu bị gián đoạn thường xuyên, trong thời gian dài c̣n có thể dẫn đến suy giảm nhận thức. Do đó, người trưởng thành, nhất là nam giới không nên uống nhiều thức uống có cồn, nhất là rượu vài giờ trước khi lên giường.
Tiểu đêm
Ngay cả khi đă hạn chế uống nước, rượu vào buổi tối, nhiều người vẫn bị đánh thức 2-4 lần trong đêm để đi tiểu. Tiểu đêm xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cơ thể của chúng ta cố gắng duy tŕ sự cân bằng nước và chất điện giải. Nếu quá nhiều nước mà không có đủ muối th́ cơ thể cố gắng loại bỏ nước ra ngoài, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
Khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, bạn có thể uống một cốc nước nhỏ với một chút muối biển sạch. Muối chưa qua chế biến có thể giúp nước đi vào các tế bào trong cơ thể để tạo ra sự cân bằng.
Căng thẳng
Căng thẳng là yếu tố phổ biến khiến nhiều người trằn trọc, ngủ không ngon. Các biện pháp giảm căng thẳng chẳng hạn như thiền chánh niệm và thư giăn đă chứng minh một số hiệu quả đối với chứng rối loạn giấc ngủ, bao gồm thường xuyên thức giấc do căng thẳng. Thiền định và các bài tập thực hành tương tự giúp giảm lo lắng và cải thiện tâm trạng, hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Những người gặp vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ do căng thẳng có thể được trị liệu tâm lư. Ví dụ, liệu pháp hành vi nhận thức có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách giúp bộ năo kiểm soát căng thẳng. Người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn, trị liệu để ngủ ngon hơn nếu thức giấc liên tục trong đêm, mất ngủ trong thời gian dài.
VietBF©sưu tập