Theo như các nhà nghiên cứu thú vị phát hiện ra rằng loài lợn là những động vật thông minh, dễ gần gũi và rất hiếu kỳ, sau khi từ gần một thập kỷ qua, các nhà khoa học quan tâm đến các hành vi xă hội và cảm xúc của loài lợn, nhằm cải thiện điều kiện chăn nuôi.

Ảnh minh họa: Loài lợn được cho là động vật dễ gần gũi và hiếu kỳ. © Ảnh chụp màn h́nh báo Le Figaro.
Trong một nghiên cứu đăng ngày 08/11/2022 (Animal Cognition), các nhà khoa học Ư trường đại học Turin mô tả hành vi đối xử với nhau của loài động vật có vú này sau một trận ẩu đả nhằm tái lập ḥa b́nh xă hội của bầy đàn. Qua quan sát thói quen của một nhóm lợn được nuôi thả bán tự do trong một trang trại ở làng Cavagnolo tại Ư, các tác giả của nghiên cứu rút ra kết luận*: Sau một cuộc xung đột, «*loài lợn thực hiện các chiến lược tiếp xúc có chủ ư, đôi khi theo sáng kiến của bên thứ ba, điều này cho thấy chúng có kỹ năng điều tiết xă hội cao*».
Mục tiêu của những tương tác hậu xung đột, được nghiên cứu trong một thời gian dài ở các loài linh trưởng*chẳng hạn, là nhằm giảm bớt những căng thẳng của bên bị thống trị và văn hồi sự yên tĩnh. Các nhà nghiên cứu c̣n đi xa hơn khi nói đến sự «*ḥa giải*».
Celine Tallet, nhà nghiên cứu về tập tính học và chuyên gia về loài lợn, Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Nông Nghiệp, Thực Phẩm và Môi Trường (Inrae), giải thích, «*Trong nghiên cứu này, điều đó phụ thuộc vào cách diễn giải, bởi v́ không có bằng chứng nào cho thấy loài lợn không chỉ*đơn giản nối lại quan hệ bầy đàn như trước khi có xung đột, nhưng nghiên cứu này bổ sung kiến thức về tổ chức xă hội của loài lợn, và điều quan trọng là để hiểu được chi tiết cách thức hoạt động của các bầy đàn*».
Ngay khi mới sinh ra, mối quan hệ anh chị em được dựa theo thứ bậc, mà lợi thế dành cho những chú lợn con nặng kư nhất, khi được quyền tiếp cận những bầu sữa ngon nhất. Năm 2020, một nghiên cứu của Thụy Sỹ cũng đă chỉ ra rằng loài lợn có xu hướng thiên vị một số con nhất định trong bầy đàn.
Caroline Clouard, chuyên gia nghiên cứu về tập tính học tại Inrae ở Rennes (Pháp), nhận xét*: «*Các nhà nghiên cứu quan sát thấy có những mối quan hệ t́nh cảm giữa những cá thể, có xu hướng đánh hơi và chải chuốt cho nhau, nhưng cũng để nghỉ ngơi hoặc cùng nhau khám phá môi trường của chúng. Chúng ta vẫn c̣n chưa hiểu hết vai tṛ cụ thể của những hành vi liên kết này, nhưng từ lâu người ta cũng biết rằng loài lợn có những khả năng cảm xúc – xă hội rất cao*: Chúng biểu hiện mạnh mẽ sự căng thẳng bằng âm thanh (nhất là tiếng kêu the thé) và thay đổi hành vi khi người ta chia ĺa chúng với đồng loại hay mẹ của chúng. Chúng có thể phân biệt những con lợn khác và nhận biết tâm trạng t́nh cảm của đối tượng*».
Theo các nhà khoa học, thấu hiểu được nhu cầu xă hội của loài gia súc này sẽ mở ra nhiều hướng cải thiện tốt hơn điều kiện chăn nuôi gia súc.
(Le Figaro)
Trung Quốc*: V́ sao cừu đi ṿng tṛn nhiều ngày*?
Một chủ trang trại ở Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc đăng video cho thấy bầy cừu của họ đi ṿng tṛn hoàn hảo trong ṿng 12 ngày liên tiếp. Các nhà khoa học đưa ra hai giả thuyết để giải thích.
Tổng cộng gần 100 con cừu đă tham gia vũ hội và chỉ có một rào nuôi duy nhất trong 34 chuồng nuôi là xảy ra hiện tượng này. Theo các nhà khoa học, có hai khả năng để giải thích hiện tượng này*: Thứ nhất là cừu bị nhiễm vi trùng, có thể là nhiễm khuẩn listeriosis, một chứng bệnh thường gặp ở loài cừu gây rối loạn thần kinh. Chỉ có điều, loài khuẩn này có thể giết chết con cừu trong ṿng chưa đầy 12 ngày.
Giả thuyết thứ hai, đó là một hành vi rập khuôn, nghĩa là một dạng T.I.C. Hành vi này được quan sát trong trường hợp căng thẳng và buồn chán, do vậy điều đó có nghĩa là điều kiện chăn nuôi kém có thể là nguyên nhân của hành vi kỳ lạ này.