Không chỉ liên quan đến văn hoá, việc sử dụng gối sứ còn nhằm hỗ trợ và bảo vệ sức khoẻ của người dùng.
Trong các bộ phim truyền hình cổ trang của Trung Quốc, chúng ta thường thấy hình ảnh người cổ đại dùng gối sứ hay gối gỗ để ngủ. Gối gỗ, sứ vừa cứng, vừa lạnh, khác hẳn với gối hiện đại, vừa mềm vừa ấm áp. Vậy gối sứ có tác dụng gì, tại sao người thời xưa lại ưa dùng đến thế?
Gối sứ được người Trung Quốc cổ đại ưa thích vì đem lại nhiều tác dụng. Ảnh: Internet
Thực tế này xuất phát từ thời xưa, do lông ngỗng, len giá cao, người bình thường không thể mua được nên gối sứ là lựa chọn phổ biến của người dân. Hơn nữa quy trình sản xuất gối mềm cũng khá phức tạp nên vật liệu sứ trở thành lựa chọn hàng đầu.
Ban đầu gối được làm với hình dáng khá thô sơ. Theo thời gian gối sứ được sản xuất đa dạng về chủng loại và hình dáng. Các kỹ thuật trang trí như màu sắc, hoa văn, in ấn cũng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ.
Thậm chí có thời điểm, gối sứ không chỉ là vật dụng sinh hoạt mà còn trở thành một đồ dùng thủ công mỹ nghệ. Nhiều kiểu dáng gối sứ khác nhau cũng tượng trưng cho thân phận và địa vị của chủ nhân.
Thời xưa mùa hè thường nóng bức không có cách nào giảm nhiệt độ, thiếu đi các đồ gia dụng tiện lợi như điều hoá, quạt máy. Ban đêm ngủ không được nên người dân chỉ có thể thông qua một số vật phẩm tự nhiên để cân bằng nhiệt độ, giúp cơ thể giảm nhiệt. Chiếc gối sứ rỗng bên trong sẽ thoát nhiệt nhanh, giúp cho người sử dụng khi ngủ bớt đi oi bức, cảm thấy mát mẻ, ngủ ngon hơn.
Không chỉ giúp giảm nhiệt, ngủ ngon hơn, theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc, những chiếc gối cứng sẽ phù hợp với độ cong sinh lý của cơ thể, đặc biệt đối với những người có vấn đề về cột sống.
Bên cạnh đó, thời xưa tóc của đàn ông và phụ nữ đều được búi cao cầu kỳ nên sẽ rất phiền phức khi phải chải đầu, búi tóc vào buổi sáng. Hơn nữa họ đặc biệt chú trọng đến vẻ bề ngoài nên những chiếc gối sứ có thể giúp khắc phục được vấn đề này.
Vì nếu dùng gối sứ cao và cứng, bạn có thể ngủ mà không phá hỏng hình dáng tóc và bị đổ mồ hôi. Điều quan trọng là khi thức dậy vào buổi sáng tóc của bạn không bị rối sẽ tiết kiệm thời gian để chải hay búi tóc. Một số người thậm chí có thể giữ nguyên chiếc kẹp tóc trong một tuần mà không mất nhiều thời gian để chỉnh trang lại.
Thậm chí người Trung Quốc cổ đại tin rằng dùng gối thích hợp cũng như chọn lựa đồ đạc phù hợp có thể giúp điều chỉnh hành vi và tính cách của con người.
Với sự thuận tiện trên, gối sứ trở thành lựa chọn hàng đầu của người Trung Quốc cổ đại. Mãi sau này khi Trung Quốc bước vào vào thời cận đại và du nhập nhiều loại sản phẩm phương Tây cùng sự xuất hiện của các chất liệu tốt hơn nên gối sứ dần biến mất, thay vào đó là gối lụa, gối bông.
Không chỉ gối sứ, người Trung Quốc xưa còn sử dụng một số loại gối khác như:
1. Gối lá: Nguyên liệu chính làm gối là lá dâu, lá tre, lá liễu, lá sen và lá hồng. Nó có tác dụng tốt trong việc hạ sốt, nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt và đau họng.
2. Gối quế: Nguyên liệu chính để làm ra loại gối này đó chính là quế đơn, phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe những người bị huyết áp cao kết hợp với đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó chịu, mất ngủ...
3. Gối tơ tằm: Thích hợp cho những người bị đau, ngứa ran ở đầu, cổ, vai và lưng.
VietBF @ Sưu tầm