Đây là đề nghị được phía Bộ Y tế đưa ra trong hội thảo Thực trạng, thách thức và giải pháp trong phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam vừa diễn ra hôm qua.
Các số liệu trong bản điều tra tình hình sử dụng thuốc lá diễn ra trong 2 năm 2019 và 2020 cho thấy. Tỷ lệ người sử dụng các dạng thuốc lá nói trên đều tăng, nhất là ở giới trẻ.
Trong khảo sát tại 34 tỉnh thành này tỷ lệ dùng dạng thuốc lá này tăng cực mạnh ở cả nam lẫn nữ. Nếu so với năm 2015 con số tăng từ 0,2% lên đến 3,6%, phân chia theo mức tăng thì ở nam tăng 14 lần, ở nữ là 10 lần.
Vấn đề ở đây là các dạng thuốc lá điện tử (vape), hay thuốc lá nung nóng (heat-not-burn) đều về theo đường buôn lậu hoặc xách tay, không được cơ quan nào kiểm định chất lượng. Với dạng nung nóng hiện mới chỉ có 1 số nhãn hiệu thuốc phát triển bởi quá trình sản xuất tương đương hoặc cao cấp hơn cách làm thuốc truyền thống. Điều đáng lo là dạng thuốc lá điện tử, với các kiểu pha chế mùi vị gây sự hấp dẫn đối với người dùng.
Đây chính là lý do có nhiều trường hợp trên thế giới bị ngộ độc sau khi sử dụng bởi cách pha chế mix mùi vị không được kiểm soát. Các chuyên gia đề nghị cần tăng mạnh thuế thuốc lá truyền thống, với thuốc lá dạng mới thì cấm luôn, không nên thử nghiệm thí điểm gì cả.
Trên thế giới ước tính có khoảng 8 triệu người chết mỗi năm vì liên quan đến thuốc lá nói chung, ở Việt Nam con số này là khoảng 40 nghìn người mỗi năm. Môi trường cũng là 1 nạn nhân của thuốc lá khi số đót thuốc, tàn thuốc, vỏ nhựa đựng juice vẫn được thải ra đều đều hàng ngày.
Ước tính có khoảng 4,5 nghìn tỷ đót thuốc được vứt ra mỗi năm trên toàn thế giới, và hầu hết chúng đều được vứt ra khắp nơi chứ không tập trung ở những điểm nhất định.