Một bản sao hoàn hảo của Trái Đất, ra đời giữa vùng sự sống, mang khí hậu ôn đới... đă trở thành địa ngục với bầu khí quyển khó thở, sặc mùi lưu huỳnh chỉ v́ thứ cũng hiện diện trên địa cầu.
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Way từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA cho thấy Trái Đất của chúng ta đă thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc như thế nào để có thể giữ được trạng thái một hành tinh sống được.
Theo tờ Space, công tŕnh đă nhắm vào Sao Kim, dựa trên bộ dữ liệu hàng thập kỷ mà NASA đă thu thập về hành tinh này kể từ cuộc "khai phá" của tàu vũ trụ Magellan vào năm 1990. Ngay từ cuộc thám hiểm đầu tiên đó, tàu Magellan đă phát hiện phần lớn bề mặt hành tinh được bao phủ bởi đá bazan núi lửa.
Maat Mons cao tới 2 dặm là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất Sao Kim - Ảnh: NASA
Điều đó cho thấy hành tinh này đă phải hứng chịu hàng chục đến hàng trăm ngàn năm hoạt động núi lửa khốc liệt, xảy ra vào một thời điểm nào đó trong vài tỉ năm qua. Một vài sự kiện núi lửa c̣n kéo dài tới 1 triệu năm.
Núi lửa là một phần của hoạt động địa chất và thực sự cần để một hành tinh duy tŕ sự ổn định môi trường, khí hậu. Chính Trái Đất của chúng ta, thông qua hoạt động địa chất bao gồm kiến tạo mảng sôi động đă góp phần nuôi dưỡng một thế giới phù hợp với sự sống.
Nhưng cái ǵ quá mức th́ đều có hại, mà hoạt động địa chất quá sôi động với những "Hỏa Diệm Sơn" thi nhau phun trào đă giải phóng lượng carbon dioxide nhiều đến nỗi khí hậu vượt ngưỡng chịu đựng.
Điều này thay v́ cung cấp nhiệt độ cần thiết cho sự sống th́ lại đun sôi các đại dương, làm chúng bốc hơi lên khí quyển, mà hơi nước cũng là một loại khí nhà kính. Vậy là hiệu ứng nhà kính trở nên khốc liệt, nước cũng bị thất thoát vào không gian. Sao Kim chỉ c̣n lại một thế giới khô cằn ngập carbon dioxide và lưu huỳnh.
"Mặc dù chúng tôi chưa chắc về tần suất các sự kiện tạo nên các trường này xảy ra, nhưng chúng tôi thu hẹp nó bằng cách nghiên cứu lịch sử của chính Trái Đất" - tiến sĩ Way tuyên bố.
Các dữ liệu địa chất của Trái Đất cũng xác nhận các sự kiện núi lửa khốc liệt tạo nên các vùng đá bazan rộng lớn. Thậm chí nó từng lặp lại trong thời gian gần, với nhiều siêu núi lửa tạo ra tuyệt chủng hàng loạt trong nửa tỉ năm qua.
Ví dụ gần gũi là sự tuyệt chủng cuối kỷ Devon (370 triệu năm trước) hoặc "mùa đông núi lửa" góp phần giết chết khủng long do tác động thiên thạch kích hoạt một loạt thiên tai. Trước đó, sự kiện tuyệt chủng hàng loạt Tam Điệp - Jura được quy cho sự h́nh thành "tỉnh đá lửa" Magmatic Trung Đại Tây Dương lớn nhất thế giới.
Rất may, Trái Đất không kích hoạt núi lửa của ḿnh liên tục trong một thời gian dài hay quá tay như Sao Kim, khí hậu vẫn có cơ hội phục hồi song song với những dạng sống mới tiếp tục tiến hóa sau đại tuyệt chủng.
Nghiên cứu vừa công bố trên Planetary Science Journal cung cấp thêm bằng chứng cho thấy quá tŕnh tiến hóa hành tinh là một sự kiện đầy may rủi.
Thật ra hệ Mặt Trời sinh ra tới 3 hành tinh phù hợp với sự sống là Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa, cả 3 đều có các bằng chứng về đại dương cổ đại, thậm chí là sự sống cổ đại, nhưng hiện tại chỉ c̣n mỗi Trái Đất chắc chắn đang có sự sống.
Trở lại với Sao Kim, hành tinh được cho là giống Trái Đất nhất khi mới ra đời, NASA dự định sẽ khám phá kỹ càng hơn trong nhiệm vụ DAVINCI sắp tới, một sứ mệnh sẽ điều tra thành phần hóa học chi tiết trong bầu khí quyển ngột ngạt của Sao Kim cũng như chụp ảnh bầu khí quyển của nó.
Phía sau c̣n có sứ mệnh VERITAS cũng của NASA và EnVision của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) dự định phóng vào những năm 2030, hay VOICE mà Trung Quốc tuyên bố sẽ phóng trong năm 2027.